(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
Sau gần hai năm không dùng Facebook, câu nói đầu tiên sau khi nghe tôi chia sẻ về công việc hiện tại của mình của người bạn là: "Ủa giấu kỹ thế, sao không thấy có đăng gì trên Facebook cả nên tao không biết". Và cái status đầu tiên tôi đăng sa💙u gần hai năm ấy là biết bao lượt likes, lượt comments khen cái hình của tôi đẹp, nhưng không có một người nào inbox riêng hỏi thử tại sao tôi lại mất tích trong từng ấy thời gian, hỏi tôi đang sống như thế nào.
Câu nói của bạn, sự phản ứng của mọi người khi tôi đăng status mới sau một thời gian dài không dùng cứ làm tôi suy nghĩ về sự kết nối của mình và mọi người trên Facebook. Thực sự chúng ta có kết nối hiệu quả bằng công cụ này? Hay do tôi mong đợi quá nhiều vàoꦚ sự quan tâm của người khác? Hay tôi đang nhầm tưởng rằng ai cũng nên có thói quen như tôi, rằng muốn quan tâm ai mình sẽ chủ động hẹn gặp, hay ít nhất cũng gọi điện nói chuyện hay inbox nhắn tin riêng t🍸ư cơ?
Không ai có thểꦚ phủ nhận sức mạnh bao phủ của Facebook, cũng như các mạng xã hội khác đang được mọi người sử dụng. Tính đến tháng 7/2019, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 7 trong top những nước có số lượng người sử dụng Facebook nhiều nhất th♑ế giới, chỉ sau Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Mexico và Philipines. Trong khi dân số Việt Nam với hơn 96 triệu người đứng thứ 15 trên thế giới tại cùng thời điểm. Con số này phần nào nói lên sự yêu thích sử dụng mạng xã hội này ở thị trường Việt Nam là có thật, không chỉ vậy mà còn cực kỳ nhiều.
>> Mạng xã hội là nơi người ta sống đãi bôi với nhau
Thực sự không ai có thể phủ nhận về những tính năng hấp dẫn khi sử dụng Facebook như chia sẻ hình ảnh෴, suy nghĩ, cảm xúc. Nó còn là công cụ bán hàng của các chị em, kênh truyền thông của các công ty, nơi xây dựng thương hiệu cá nhân. Hay thậm chí còn là nơi các hội nhóm có cùng sở thích được kết nối rất thuận tiện. Còn nữa, ứng dụng này đôi lúc có thể thay thế cả những chức năng giao tiếp thông thường của điện thoại, chức năng thư giãn để chỉnh ảnh, chơi game, hay được cập nh🐻ật thông tin trên các báo liên lục.
Quả là một công cụ "vạn năng". Bởi Facebook quá cao siê𓂃u khi đánh vào nhu cầu được nhìn nhận của chúng ta. Vô tình chung nó là cung cụ để con người có thể thỏa mãn nhu cầu này mà không tốn quá nhiều cô𝐆ng sức và năng lượng. Chỉ cần một góc nhà xinh thôi cũng được, chỉ cần dăm ba câu "so deep" thôi là đã đủ thỏa mãn cái thú được nhìn nhận và tung hô, để biết rằng mình vẫn còn được mọi người nhớ đến.
Nhưng nó có phải là công cụ giải trí đơn thuần như chúng ta vẫn tưởng? Tôi không cho là vậy khi đọc tin bài báo về cô bé bị nghiện Facebook phải vào viện tâm thần để điều trị. Con đường học tập và cuộc sống sau này của cô sẽ ra sao, chẳng ai biết trước được khi mà c♒ô đã tốn một khoảng thời gian để điều trị bệnh thay vì vui chơi, học tập cùng các bạn đôi lứa.
Là 🔜hình ảnh nhạy cảm của một cô gái khác bị các trang mạng xấu lợi dụng đăng hình, khi vỡ lẽ♌ thì cũng chẳng biết cầu cứu ai khi các website này đặt máy chủ ở nước ngoài. Là những thông tin cá nhân bị đánh cắp và là công cụ để các nhóm người xấu lợi dụng kiếm tiền. Là những cãi vã, những lục đục xảy ra khi gia đình có một bà vợ hay ông chồng suốt ngày chỉ trao chuốt để post hình sống ảo, câu like. Là hình ảnh cập nhật liên tục từ việc lớn như mua nhà, mua xe hay đến việc nhỏ như hôm nay nhà ăn gì cũng được công khai trên Facebook. Là những hình ảnh sống ảo lung linh, những món quà đắt tiền được chia sẻ của một người bạn, khác xa phiên bản của cô ngoài đời thực mà tôi biết.
>> 'Đâu phải ai cũng sống đãi bôi trên mạng xã hội'
Bạn sẽ nói có gì đâu, Facebook chỉ là công cụ thư giãn, cập nhật thông tin tình hình người thân, bạn bè, tôi thích pos💫t hay share cái gì là quyền cá nhân của tôi. Nếu thích thì xem, không thích thì lướt qua hay thậm chí là unfriend chứ﷽ đâu cần phải xoắn nhau vậy.
Nhưng theo nghiên cứu của Marissa Maldonado, giám đốc Soverign Health Group bên cạnh nhữn🔯g lợi ích, sử dụng Facebook là một trong những nguyên nhân gia tăng mức độ căng thẳng, tạo ra những nỗi lo lắng và ảnh hưởng tiêu cực về nhận thức bản thân. Thậm chí nó còn là nguyên nhân gia tăng chứng rối loạn tinh thần.
Nhà tâm lý học Meg Jay của Mỹ đã chỉ ra việc sử dụng Facebook tạo nên hiện tượng "so sánh xã hội" (Social comparsion). Hiện tượng giải thích việc một người so sánh tình trạng cuộc sống hiện tại của bản thân với những hình ảnh 🌱lung linh về ngoại hình, những thành công, giàu có, và những yếu tố khác của người khác.
Nghiên cứu từ "the Journal of Soc𒈔ial and Clinical Psychology" phát hiện rằng sự so sánh xã hội dù là với những điều tốt hơn mình hay tệ hơn mình về lâu dài đều gây nên những hiện tiện tiêu cực về tâm lý. Một mặt chúng ta luôn thấy cuộc sống của người khác tốt hơn ta, và ngược lại chúng ta lại quá tập trung vào mặt yếu của người khác mà quên ghi nhận những điểm tích cực của họ.
Điều này nhắc tôi nhớ đến câu nói trong quyển sách Dám bị ghét của Koga Fumitake-Kishimi Ichiro rằng "M🐎ọi phiền muộn của con người đều xuất phát từ mối quan hệ gඣiữa người với người" mà tôi vừa mới đọc quả chẳng sai.
Quay lại câu hỏi của bạn tôi rằng sao không thấy post status, hình ảnh nên 💛không biết tài khoản của tôi, tôi tự hỏi tự bao giờ việc kết nối với những những người bạn, những nไgười thân lại căn cứ vào những likes, những comments trên những status của Facebook? Những dòng status với vài câu chữ và một tấm hình có nói hết được những điều đang diễn ra trong cuộc sống của ta?
Tự bao giờ việc nói ✤chuyện trực tiếp, kết nối trực tiếp đã dường như đã bị bỏ quên? Liệu sau giây phút lâng lâng khi status được likes,꧂ được comments, bạn được kết nối gì với những người thân thuộc? Bạn có thực sự cảm thấy thư giãn sau khi lướt Facebook hàng giờ như người ta vẫn thường nói? Câu hỏi này xin phép để mỗi người chúng ta sẽ tự có câu trả lời.
Vậy khóa tài khoản đi có phải là giải pháp để nâng cao chất lượng các mối quan📖 hệ, chất lượng cuộc sống? Tôi cho rằng là không, bởi bản chất của nó chỉ là một mạng xã hội với những tính năng rất tiện ích cho chúng ta sử dụng trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay.
>> 𓃲'Mua cám gạo về ăn' và thói xấu ng♔ười Việt trên mạng xã hội
Việc dùng hay không là do chính ta quyết định. Tôi sẽ chẳng phải tốn đồng nào thêm khi gọi điện bằng ứng Facebook Messenger cho mẹ mình dù đang ở trong nước hay ngoài nước. Bạn bè tôi sẽ dễ dàng biết được công việc tôi đang làm chỉ qua một lần lướt "Face", và 🦂thậm chí có thể hỗ trợ nếu tôi cần giúp đỡ. Hay thậm chí có thể chia sẻ tiếng nói của mình giúp ủng hộ cho một sự kiện từ thiện hoặc hội nhóm nào đó mà tôi thích. Rõ ràng là việc dùng Facebook sẽ là công cụ kết nối thực sự nếu chúng ta biết kết nối đầu tiên với chính bản thân mình.
Để những gì chúng ta chia sẻ cũng chính là những phần đời sống thực của ta. Để khi chúng ta thực sự biết yêu thương bản thân, yêu💛 thương cho cái mạnh và cái yếu của chính mình, chúng ta không cần phải so sánh mình với những phiên bản c✱ủa người khác. Bên cạnh đó không quên rằng việc là Friends trên Facebook không thể nào thay thế cho việc tương tác trực tiếp hoặc riêng tư của hai người. Bởi những cái likes, những cái comments chữa chốn đông người không thể nào nói hết những điều mà chúng ta cần sẻ chia.
Sự kết nối và lan tỏa thông tin nhanh chóng về dịch bệnh Covid-19 hiện nay càng thấy được sức mạnh của công cụ Facebook❀ có ích cho cuộc sống♋ chúng ta.
Tôi hy vọng rằng, chúng ta không chỉ cầꦆn nâng cao sức đề kháng cơ thể để ch🐟ống lại Covid-19 đang hoành hành, mà cũng luôn cần nâng sức đề kháng của tâm lý và nhận thức để có thể khôn khéo sử dụng công cụ này kết nối được với những điều thực sự tốt cho bản thân. Bởi kết nối luôn là cách cuối cùng để hiểu hơn về một con người.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Trần Thị Thanh Ngân