Trong lời khai trước Tiểu ban Thượng viện về Bảo vệ Người tiêu dùng Mỹ ngày 5/10, Frances Haugen, từng là một quản lý tại Facebook, cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới luôn chọn cách tối đa hóa lợi nhuận thay vì thực hiện các biện pháp kiểm duyệt và bảo vệ, nhất là đối với trẻ em, trên nền tảng của mình.
ꩵBà cũng liên tục đề cập đến các vấn đề của mạng xã hội ở các quốc gia, như mối liên hệ giữa hoạt động trên Facebook với bạo lực ở Myanmar và Ethiopia, cũng như gián điệp của Trung Quốc và Iran.
൩"Nỗi sợ của tôi là, nếu không có hành động sớm và cần thiết, hành vi gây chia rẽ và quá khích hiện tại chỉ là khởi đầu. Những gì chúng ta thấy ở Myanmar và bây giờ ở Ethiopia chỉ là chương đầu của một câu chuyện đáng sợ đến mức không ai muốn đọc phần cuối của nó", Haugen nói.
𝓡Một Thượng nghị sĩ hỏi bà về việc liệu Facebook có được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo độc tài hay khủng bố trên thế giới hay không. Haugen trả lời, điều đó "chắc chắn" xảy ra và nền tảng này biết nhưng chưa có hành động phù hợp.
Năm 2018, Facebook thừa nhận đã chưa đủ quyết liệt ngăn chặn sự lan truyền các bài đăng thể hiện sự thù ghét đối với người thiểu số Rohingya bị đàn áp ở Myanmar. Kể từ đó, mạng xã hội của Mark Zuckerberg▨ tuyên bố sẽ hạn chế sự lan truyền thông tin sai lệch ở quốc gia này, nhất là sau cuộc đảo chính quân sự hồi đầu năm.
👍Theo Haugen, Facebook xếp hạng nội dung dựa trên mức độ tương tác, như lượt thích, chia sẻ, bình luận. Tuy nhiên, bà cho rằng điều này càng "cổ vũ bạo lực sắc tộc theo nghĩa đen" ở các quốc gia như Ethiopia, nơi có sự chia rẽ sâu sắc giữa các vùng miền và sắc tộc.
🌸"Tôi đã đề xuất cải cách nền tảng nhằm giúp tạo ra một môi trường an toàn hơn, ít giật gân và ít lan truyền hơn. Đó là cách để giải quyết các vấn đề tồn tại theo quy mô lớn. Nhưng họ phớt lờ", Haugen chia sẻ.
꧃Bà thừa nhận Facebook đã phát triển một số biện pháp để giảm thiểu nguy hiểm cho nền tảng, nhưng lại không áp dụng đồng đều trên các phiên bản ngôn ngữ. "Facebook biết và đã thừa nhận trước công chúng rằng xếp hạng dựa trên mức độ tương tác rất nguy hiểm nếu không có hệ thống bảo mật toàn vẹn. Tuy nhiên, họ không có cách để đưa hệ thống đó đến hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Điều đó đang gây ra những vấn đề lớn, như bạo lực sắc tộc ở Ethiopia", cựu giám đốc Facebook nhấn mạnh.
🌊Cũng theo Haugen, trên Facebook có sự "tham gia tích cực" của Iran. Trong đó, chính phủ nước này dùng mạng xã hội để thực hiện hoạt động gián điệp đối với các tổ chức nhà nước khác. Hồi tháng 3, một nhân viên an ninh của Facebook cũng tiết lộ tin tặc Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động và nhà báo người Duy Ngô Nhĩ sống bên ngoài nước này bằng các tài khoản Facebook giả mạo và phần mềm độc hại.
🎶Bà Haugen đổ lỗi cho đội ngũ kiểm soát thông tin phản gián và chống khủng bố của Facebook "thiếu nhất quán" trước các mối đe dọa ngày càng tăng.
Người tố giác các hoạt động của Facebook
ౠHaugen từng làm việc tại một số công nghệ khác như Google, Pinterest và Yelp. Bà gia nhập Facebook năm 2019 với nhiệm vụ quản lý thông tin sai lệch dân sự. Tuy nhiên, nhóm này bị giải thể sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, khiến góc nhìn của bà về Facebook bắt đầu thay đổi.
Bà từ chức và xin nghỉ từ tháng 5. Trước khi rời mạng xã hội, bà sao chép hàng nghìn trang tài liệu mật, cho thấy Facebook vì lợi nhuận mà bỏ qua thông tin sai lệch, sau đó chia sẻ chúng với các nhà lập pháp, cơ quan quản lý và báo Wall Street Journal.
🉐"Trong thời gian làm việc tại Facebook, tôi nhận ra một sự thật tàn khốc: gần như không ai bên ngoài biết những gì đang xảy ra bên trong Facebook. Công ty cố tình che giấu thông tin quan trọng với công chúng, từ chính phủ Mỹ và từ các chính phủ trên toàn thế giới", bà nói tại phiên điều trần.
൩Một tháng trước, bà cũng nộp ít nhất 8 đơn khiếu nại lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, tố Facebook che giấu nhiều thiếu sót của mình trước các nhà đầu tư và công chúng.
💝Sau phiên điều trần, Facebook nhanh chóng ra tuyên bố phản bác. "Hôm nay, Tiểu ban Thương mại Thượng viện đã tổ chức một buổi điều trần với một cựu quản lý tại Facebook. Thế nhưng, người này có thâm niên chưa tới 2 năm, lại chưa bao giờ tham dự cuộc họp quyết định với các giám đốc điều hành cấp C", Andy Stone, phát ngôn viên Facebook viết trên Twitter. "Chúng tôi không đồng ý với nhiều vấn đề mà bà ấy đề cập tại phiên điều trần".
🦋Cuối ngày 5/10, Mark Zuckerberg cũng khẳng định các cáo buộc của Haugen "không có ý nghĩa gì". "Trọng tâm của lời buộc tội này là ý tưởng rằng chúng tôi ưu tiên lợi nhuận hơn là sự an toàn và hạnh phúc", Zuckerberg nói. "Việc lập luận rằng chúng tôi cố tình tạo nội dung giật gân vì lợi nhuận là hết sức vô lý".
Bảo Lâm tổng hợp