Chốt phiên 26/6, cổ phiếu Facebook giảm 8,3% xuống 216 USD. Cổ phiếu Twitter mất 7,4% xuống 29 USD. Hai mã này mất giá sau khi đại gia hàng tiêu dùng Unilever - một trong những công ty chi tiền quảng cáo lớn nhất thế giới - tuyên bố dừng quảng cáo trên cả hai nền tảng. Việc này làm dấy lên lo ngại nhiều thương hiệu tiêu dùng khá🔯c sẽ có hành động tương tự.
Unilever cho biết sẽ không quảng cáo trên Facebook, Twitter và Instagram (nền tảng thuộc Facebook) trong năm nay, do người dùng vẫn đăng tải nhiều nội 𒀰dung mang tính thù địch và chính trị cực đoan trên các nền tảng này. Đây là thiệt hại lớn với h🍎ai công ty, do ngân sách quảng cáo hàng năm của Unilever lên tới 8 tỷ USD.
"V💦iệc tiếp tục quảng cáo trên các nền tảng này, vào thời điểm này, sẽ không tăng được giá trị cho người dân và xã hội", Unilever cho biết t💞rong thông báo, "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và điều chỉnh vị thế nếu cần thiết".
Trước làn sóng chỉ trích ngày một tăng về chất lượng thông tin trên Facebook, ông chủ mạng xã hội💃 này - Mark Zuckerberg hôm qua khẳng định sẽ bổ sung vào tất cả bài đăng liên quan đến bầu cử một đường link khuyến khích người dùng vào trang thông tin bầu cử mới của họ. Facebook cũng mở rộng định nghĩa về các bài đăng có nội dung thù địch bị cấm trong chính sách quảng cáo.
Trước Unilever, hàng loạt công ty lớn khác cũng đã tham gia chiến dịch tẩy chay này, như nhà mạng Mỹ Verizon Communications, hãng sản xuất đồ dã ngoại Patagonia,♛ Coca-Cola, Hershey và chi nhánh của Honda Motor tại Mỹ. Chiến dịch này có tên #StopHateForProfit, được lập ra bởi các nhóm hoạt động gồm NAACP, ADL và Color of Change. Họ kêu gọi các doanh nghiệp ngừng quảng cáo trên các nền tảng của Facebook trong tháng 7 để phản đối chính sách của công ty này. Các nhà tổ chức cho biết hơn 100 doanh ngꦉhiệp đã tham gia.
Người phát ngôn của Facebook cho biết họ "đã chi hàng tỷ USD mỗi năm để duy trì sự an toàn cho cộng đồng và thường xuyên làm việc v🐬ới các chuyên gia để đánh giá, cập n🅰hật chính sách". "Chúng tôi biết còn rất nhiều việc phải làm, và sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức nhân quyền, các chuyên gia để đưa ra nhiều công cụ, chính sách và công nghệ hơn nữa trong cuộc chiến này", đại diện Facebook khẳng định.
Khi chiến dịch tẩy chay lan rộng, Facebook cũng đã tiếp cận các doanh nghiệp và chia sẻ thông tin v♛ề các chính sách hiện tại của công ty. Họ kh🦋ẳng định các chính sách dựa trên nguyên tắc, chứ không vì lợi nhuận kinh doanh.
Twitter không phải mục tiêu của chiến dịch tẩy chay trên, nhưng nhiều năm nay cũng chịu chỉ trích tương tự Facebook về cách quản lý nội dung được đăng tải. "Mục tiêu của chúng tôi là phục vụ sự giao tiếp của cộng đồng và đảm bảo Twitter là nơi kết nối, tìm kiếm, trao đổi những thông tin xác thực, cũng như là phương tiện giúp mọi người tự do thể hiện quan điểm cá nhân", Sarah Personette – Phó giám đốc Giải pháp khách hàng toàn cầu tại Twitter cho biết, "Chúng tôi tôn trọng quyết định của các đối tác và sẽ tiếp tục làm việc sát sao với họ trong thời🌃 gian này".
Hà Thu (theo Bloomberg)