Trương Văn Hồng, bác sĩ hàng đầu Trung Quốc được truyền thông gọi là "Fauci Trung Quốc" theo tên của Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, nóiꦫ rằng các quốc gia phải tìm cách "sống chung với Covid-19".
"Cách mà Trung Quốc lựa chọn trong tương lai sẽ giúp tไạo kênh giao tiếp với𝄹 thế giới và trở lại cuộc sống bình thường, đồng thời bảo vệ người dân trước nỗi sợ virus", Trương viết trên Weibo hôm 29/7.
Bắc Kinh đã 💃kiểm soát thành công loại virus xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán cuối năm 2019, nhờ phương án phong tỏa nghiêm ngặt, đóng cửa 🌠biên giới, xét nghiệm hàng loạt và truy vết quy mô lớn.
Nhưng biến chủng൩ Delta đặt hệ thống phòng thủ của Trung Quốc vào t💛hách thức, với số ca nhiễm tăng tại hàng chục địa phương, buộc chính quyền phải siết chặt hạn chế đi lại, xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa cục bộ.
Trung Quốc ghi nhận hơn 94.000 ca Cov💯id-19 từ khi dịch bùng phát tới nay, với hơn 4.600 ca tử von🐠g. Làn sóng mới bùng phát ở sân bay Nam Kinh đã lan sang 18 tỉnh, lây nhiễm cho 1.300 người trong hai tháng.
Đề xuất cách tiếp cận nhẹ nhàng của Trương so với chiến lược kiểm soát không ca nhiễm của 🐈Trung Quốc khiến những người theo chủ nghĩa dân tộc bày tỏ phẫn nộ trên mạng xã hội. Trương bị cáo buộc "theo đuổi ý tư🐻ởng nước ngoài", trong khi một cuộc săn lùng khác nhằm vào học vấn của ông.
Nhiều bài đăng trên Weibo cáo buộc Trương đạo văn luận án tiến sĩ 20 năm trước. Đại học Phục Đán Thượng Hải hôm 15/8 cho hay "có biết꧑ về lời chỉ trích trên mạng và đã mở điều tra về bằng cấp mà trường đã trao cho Trương năm 2000".
Trương không trả lời yêu cầu bình luận. Một số nhà khoa học bày tỏ ủng hộ Trương. "Ai còn dám lên tiếng và hành động theo nhận định chuyên môn trong tương lai nữa?" Yan Feng, giảng viên khoa văn học Trung Quốc, đại học𒀰 Phục Đán, viết trên Weibo.
Một giáo viên ở tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc, từng bị cảnh sắt bắt gia🎶m 15 ngày sau khi bình luận về một bài báo rằng Trung Quốc có thể "cùng tồn tại với nCoV".
Hồng Hạnh (Theo AFP)