FED một lần nữa cắt giảm lãi suất 0,5%
Chủ tịch FED, Alan Greenspan, người đàn ông đầy quyền lực. |
Chìa khoá cho sự bế tắc?
Tháng đầu năm 2001, kinh tế Mỹ tăng trưởng 0% báo hiệu một sự suy thoái có thể đến bất cứ lúc nào. Khu vực đồng Euro vẫn ngày một mạnh lên, trở thành đối trọng tầm cỡ nhất trong thế giới hiện đại và không ít người đã cho rằng 2001 là "năm châu Âu". Đứng trước thực tế đó, Mỹ sẽ buộc phải tìm mọi cách để lấy lại sức mạnh cạnh tranh và cắt giảm lãi suất là một công cụ tài chính dễ thực hiện nhất.
Tuần qua, liên tiếp nhiều tập đoàn lớn như DaimlerChrysler, CNN, Yahoo, Nokia... đã tuyên bố mức suy giảm doanh số trong quý cuối cùng của năm 2000. Trên 100 ngàn nhân công sẽ mất việc làm trong vài tháng tới theo các kế hoạch thu hẹp sản xuất của những hãng trên. Chi phí đầu vào đắt đỏ là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng thua lỗ. Lần cắt giảm lãi suất trước đó của FED đã nhen nhóm hy vọng cho một viễn cảnh kinh doanh sáng sủa, nhưng thực tế cho thấy, các tập đoàn vẫn chưa mặn mà 𝄹lắm với các khoản đầu tư mạo hiểm qua vốn vay. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng trong 2 hoặc 3 tháng sắp tới, FED sẽ phải thực hiện giảm lãi suất thêm một lần nữa để vực dậy nền kinh tế những tháng cuối trong năm.
Người được và kẻ mất
Trong bản tuyên bố đưa ra sau hội nghị, FED đã nói rõ:"Đây là một động thái nhằm hướng tới những mục tiêu dài hạn, đó là tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định giá cả". Chủ tịch FED, ông Alan Greenspan đã cho rằng: "Thị trường sẽ nhanh chóng tiếp nhận mức lãi suất mới, các nhà sản xuất sẽ tăng sản lượng và nhờ đó, các vấn đề kinh tế vĩ mô sẽ được giải quyết".
Tuy nhiên, các chỉ số chứng🦹 khoán trên thị trường New York hôm qua đã không tăng như dự kiến mà trái lại, còn suy giảm chút ít. Chỉ số công nghệ cao Nasdaq mất 2,31%, thước đo thị trường S&P500 cũng giảm 0,56%. Rõ ràng mức cắt giảm lãi suấ💜t 0,5% không phải là điều mà các nhà đầu tư trông đợi. Ông Greg Smith, Giám đốc Phòng đầu tư chiến lược của hãng Prudential nói: "Nếu mức cắt giảm là 0,75% hay 1% thì chắc chắn tình hình sẽ sáng sủa hơn nhiều".
Một số nhà phân tích cho rằng, dù sao một tác động tích cực trong ngắn hạn sẽ là giải quyết công ăn việc làm cho người dân, theo đó mở rộng sản xuất chút ít cũng đủ để tạo ra một số lượn♚g công việc làm đáng kể. Hiện, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 4%.
Thị trường trầm lắng, thật hay ảo ?
Khác với lần cắt giảm lãi suất hôm 3/1 đã làm cho thị trường New York một phen chao đảo với việc chỉ số Nasdaq tăng đột biến 14%, lần này các phản ứng vẫn tương đối trầm lắng. Ngay trong bản tuyên bố của FED cũng nói rõ rằng: "Những yếu kém trong nội tại nền kinh tế vẫn chưa thể dễ dàng vượt qua". Điều này đặt cho các nhà đầu tư niềm tin về một triển vọng lãi suất tiếp tục được cắt giảm.
Còn tân Tổng thống Bush, người luôn ủng hộ việc hạ thấp lãi suất thì cho rằng bước tiếp theo sẽ là triển khai kế hoạch cắt giảm 1.300 tỷ USD thuế trong⭕ 10 năm.
Thanh Xuân (theo BBC, CNN, Reuters, 1/2).