Một tiết mục trong lễ bế mạc. |
Theo Ban tổ chức, mặc dù gặp bất lợi về thời tiết, song chương trình khai mạc Festival Huế 2004 được xem là thành công rực rỡ. Chương trình đã khẳng định được chủ đề tôn vinh nhã nhạc cung đình Huế, đồng thời phô diễn những tiết mục nghệ thuật đặc sắc của các vùng văn hóa lớn của đất nước. Tuy nhiên, hầu hết nghệ sĩ, nhà nghiên cứu thì lại không đồng tình với đánh giá của Ban tổ chức. Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân, Trưởng đoàn ca nhạc dân tộc Đăk Lăk khẳng định: “Nếu đánh giá một cách kỹ càng, lễ kh🐓ai mạc Festival Huế 2004 so với 2 lần trước thua nhiều. Mặc dù có sự tham gia của các tiết mục nghệ thuật rất chất lượng do các đoàn nghệ thuật đem đến, nhưng nó chỉ như là một chương trình Gala, mang tính lắp ghép, tổng hợp chứ không được đầu tư s🐭âu trong ý đồ nghệ thuật”.
Ngay cả chủ đề tôn vinh nhã nhạc cung đình Huế trong lễ khai mạc cũng được xem là ý tưởng “liều lĩnh” khi đem loại hình nghệ thuật có không gian diễn xuất hẹp để quảng diễn ở một không gian quá rộng lớn. Và thật sự đêm khai mạc, nhã nhạc cung đình chỉ có thể tạo ra sự hoành tráng về hình thức chứ không có chiều sâu văn hóa, trong khi đây chính là một trong những yếu tố để nhã nhạc được công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật t🍌hể và truyền khẩu của nhân loại. Đó cũng là điều mà nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên, Tổng đạo diễn chương trình khai mạc Festival Huế 2004, thừa nhận khi đánh giá về những cái được và chưa được của lễ khai mạc này.
Điều lạ hơn nữa là mặc dù có nhiều ý kiến đóng góp, nhưng ở chương trình bế mạc Festival Huế 2004, Ban tổ chức vẫn không khắ♌c phục và rút kinh nghiệm từ lễ khai mạc. Ở đêm bế mạc khán giả lại được xem một chương trình nghệ thuật Gala, mặc dù có hấp dẫn hơn bằng màn bắn pháo bông, nh♔ưng nhìn vào chiều sâu và ý đồ nghệ thuật thì vẫn đơn giản. Chương trình bế mạc diễn ra vào tối ngày 20/6, nhưng để có được kịch bản và nội dung cho chương trình bế mạc, đến ngày 16/6, Ban tổ chức mới có một cuộc họp chớp nhoáng giữa các đoàn nghệ thuật trong nước để bàn định. Và kết quả không gì hơn là mỗi đoàn tự đóng góp một hoặc hai tiết mục đặc sắc nhất của mình cho đêm bế mạc, trong khi những tiết mục này trong suốt 9 ngày diễn ra Festival, khán giả đã được xem rất nhiều.
Lễ hội Nam Giao, chương trình hoàn toàn mới và được xem là điểm nhấn quan trọng cho sự thành công của Festival Huế 2004, đã diễn ra không được như sự mong đợi của người xem. Mặc dù có hàng nghìn n♒gười đổ ra đường chờ đón đoàn rước Ngự đ🐭ạo hồi cung đi ngang qua, nhưng chủ yếu là vì tính hiếu kỳ, muốn được nhìn thấy mấy “ông voi” hơn là muốn thấy lại lễ rước vừa hoành tráng, vừa trang nghiêm theo đúng chất xưa. Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân nhấn mạnh: “Muốn tái hiện lịch sử thì phải làm đúng như cái nó đã có về mọi mặt của lịch sử. Nghĩa là phải khôi phục nguyên gốc của một lễ tế Nam Giao chứ không nên cắt mỗi phần đuôi là đoàn ngự đạo hồi cung để định cho nó một cái danh là Lễ hội Nam Giao”.
Mặc dù đã có ý kiến, nhưng cuối cùng ông Nguyễn Đắc Xuân đành chấp nhận phương án ph𓆉ục dựng lễ hội Nam Giao của Ban tổ chức Festival vì không thể... làm khác được. Cũng vì thế người ta thấy một lễ hội Nam Giao không có cái hồn và cái thần như mong muốn của bà Phạm Thị Thành, Tổng đạo diễn chương trình. Đó là một lễ hội không có chất hội, cũng không mang tính trang nghiêm của lễ. Người ta chỉ thấy ở đó sự vui mắt của áo quần, sự rộn ràng của gần 500 diễn viên đi trong đoàn ngự đạo hồi cung như đi trẩy hội và sự hiếu kỳ, tò mò của đám đông quần chúng. Rất nhiều nhà báo tham gia Festival đã nhận xét như thế về Lễ hội Nam Giao. Điều đáng nói hơn cả, qua lễ hội này, Ban tổ chức mong muốn sẽ được UNESCO công nhận lễ hội Nam Giao là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, với cách phục dựng lịch sử này, việc để UNESCO công nhận là một mong muốn xa vời.
Cách thức bố trí địa điểm diễn ra chương trình nghệ thuật của Ban tổ chức Festival Huế 2004 cũng khiến nhiều du khách phàn nàn. So với năm 2002, lần này các điểm diễn ra chương trình nghệ thuật rộng hơn, xa hơn, được xem là một ý tưởng mạnh dạn của Ban tổ chức nhằm tạo ra một không khí Festival không chỉ bó hẹp trong thành phố. Ngoài các địa điểm quen thuộc như Đại Nội, Cung An Định, còn mở rộng thêm Lăng Cô, bãi biển Thuận An, Khu ngâm tắm nước nóng Thanh Tân, là các địa điểm cách thành phố Huế từ 12 km đến 60 km. Chính vì quá mở rộng điểm diễn như trên mà du khách có cảm giác không khí F꧟estival bị loãng, phân tán và rời rạc.
Thậm chí cảm giác này còn có thể thấy ở ngay trong một địa điểm biểu diễn. Sự không thống nhất có thể thấy rõ, đó là cùng một chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước, nhưng khi thì nó thuộc chương trình OFF (không bán vé), khi thì lại thuộc chương trình IN (có bán vé). Sự mâu thuẫn này làm cho tính chuyên nghiệp của một Festival Huế giảm đi rất nhiều, nhất là đối với những khán giả đã bỏ tiền ra mua vé vào xem chương trình nghệ thuật này, song sau đó lại biết rằng chương trình đó hoàn🍌 toàn miễn phí ở một sân khấu khác.
So với những mong mỏi của các nhà tổ chức Festival Huế 2004, kết quả đạt được vẫn hạn chế. Ông Lê Viết Xê, Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2004, thừa nhận: "Festival lần này là động lực lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa cho Huế, song những điều chúng ta làm được vẫn đang là hạn hữu. Cũng là Festival này, nhưng nếu nó diễn ra ở các thành phố lớn trong nước như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, tôi dám chắc nó sẽ thu lợi được hơn rất nhiều so với việc tổ chức ở Huế. Đây cũng là điều chúng ta cần phải lưuꦏ tâm và đẩy mạnh hơn nữa trong Festival tới".
Một vấn đề nữa trong cách thức tổ chức Festival ở Huế vẫn còn mang tính nghiệp dư mà ông Lê Viết Xê thừa ��nhận, đó là sự thay đổi tùy tiện của Ban tổ chức trong việc bố trí, ấn định thời gian diễn ra Festival. "Một Festival chuy✤ên nghiệp không thể nào thay đổi tùy tiện cách thức tổ chức, không thể lúc thì 12 ngày, lúc thì 9 ngày, không thể lúc thì diễn ra vào tháng 5, lúc vào tháng 6", ông Xê phát biểu.
Những hạt sạn trong một bữa tiệc lớn như Festival Huế 2004 đáng tiếc vẫn còn rất nhiều. Năm 2006, một khi yêu cầu của Festival ngày càng cao cả về quy mô và chất lượng nghệ thuật, một khi đòi hỏi của một Festival Huế chuꦐyên nghiệp đang ꧒ngày càng bức thiết, thì những hạt sạn này phải được khắc phục.
Hải Minh