Ông Xuân Hoa, Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết, từ ngày 3 đến 11/6, cố đô Huế và nhiều vùng lân cận sẽ sáng lấp lánh với hàng tr🌌ăm chương trình văn hóa hấp dẫn, nhằm tôn vinh những giá trị độc đáo của văn hóa Việt Nam. Quảng trường Ngọ Môn một lần nữa lung linh ánh nến, pháo hoa và tràn ngập âm thanh độc đáo của nghệ thuật Nhã nhạc cung đình.
Logo Festival Huế 2006. |
Nối kết với những hoạt động văn hóa, nhiều chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp chất lượng cao sẽ diễn ra trong suốt 9 ngày đêm tại Đại Nội và biệt cung An Định. Đó là sự góp mặt tác phẩm nổi tiếng của biên đạo múa Ea Sola - Hạn hán và cơn mưa; là sự ra mắt nghệ thuật điền kịch đặc trưng cho đất nước và con người Trung Quốc; múa cổ điển của Nga; sự kết hợp nhã nhạc Hàn Quốc, Nhật Bản..ꦐ. Đặc biệt, sẽ có "đêm hoàng cung Huế" ấn tượng ngay Đại Nội, tái hiện không gian huyền ảo xưa của cu♔ng điện Huế với voi, ngựa, cung phi, thái giám... một thời.
Lần đầu tiên, tại Festival Huế diễn ra hình thức nghệ thuật lễ hội truyền lô - vinh quy bái tổ; lễ xướng danh, rước bảng vàng tiến sĩ từ lầu Ngọ Môn ra Phu Văn Lâu; l🍎ễ đưa tiến sĩ tân khoa về cung dự yến tiệc, cưỡi ngựa thưởng hoa... Lễ hội Nam Giao cũng được tái hiện với quy mô hoàn chỉnh, giới thiệu vẻ đẹp uy nghi, hoành tráng của một lễ hội cung đình Việt Nam. Theo dự kiến, du khách đến với Festival Huế 2006 sẽ trực tiếp tham gia vào ൲những hoạt động này chứ không chỉ thưởng thức từ xa.
Cũng lần đầu tiên, ngay sau lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật 🥂thể của nhân loại, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được hiện lên với hình ảnh của ngôi nhà sàn truyền thống, với nét sinh hoạt cúng Giàng đặc trưng và nghệ thuật săn voi độc đáo của người dân Bản Đôn, Buôn Ma Thuột.
Trước ngày khai mạc (3/6) một tháng, các hoạt đ🌃ộng như: tổ chức trại sáng tác điêu khắc, âm nhạc... bắt đầu vào guồng.
Phong Trầm