Việt Nam không có quyền khiếu nại quyết định của trọng tài Abdulrahman Al-Jassim về việc không thổi phạt đền Australia ở trận đấu tại Mỹ Đình,🌟 tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 tối 7/9. Theo quy định vòng loại Woꦉrld Cup 2022, điều 14 về khiếu nại, mục 6 ghi: "Không được khiếu nại các quyết định của trọng tài liên quan tới tình huống bóng. Trọng tài ra quyết định cuối cùng và các đội tuyển không thể khiếu nại lên FIFA. Quy định này cũng áp dụng với quyết định về công nghệ goal-line và VAR".
FIFA ch𓄧ỉ đưa ra ngoại lệ cho các đội được khiếu nại về trọng tài, khicó sai lầm rõ ràng về danh tính người bị phạt. Khi đó, án phạt sẽ được chuyển sang người pꦡhù hợp.
Mục 7 trong điều này còn ghi: "Khiếu nại vô căn cứ hoặc thiếu trách nhiệm có thể bị phạtꦛ tiền".
Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn cũng khẳng định Việt Nam không khiếu nại lên FIFA, mà chỉ gửi đơn kiến nghị. Ông nói với VnExpress hôm 8/9: "VFF không chỉ trích, chỉ góp ý mang tính xây dựng, đề nghị các tổ chức liên quan xem lại công tác trọng tài để nâng cao chất lượng giải đấu, trong đó có tình huống gây tranh cãi ở trận Việt Nam và Australia vừaꦇ qua".
Nếu khiếu nại, các đội phải chỉ ra sai lầm của trọng tài và đề nghị FIFA sửa lại cho đúng. Các đội vẫn có thể viết đơn chỉ ra lỗi sai của trọng tài ngay cả với các quyết định liên quan tới bóng, n🦋hưng không đề nghị FIFA thay đổi quyết định đó. Đơn như vậy không coi là khiếu nại, nhưng là cách để các đội phản đối với quyết định của trọng tài cho đúng luật.
FIFA không có quy định nào ngăn các đội gửi đơn kiến nghị, phản ánh hay yêu cầu giải đáp. Có ít nhấ🦹t năm đội ở World Cup 2018, gồm Morocco, Brazil, Hàn Quốc, Senegal và Serbia, đã kiến nghị lên FIFA về công tác trọng tài. Mỗi đội phản ánh với mức độ căng thẳng khác nhau, nhưng chỉ Brazil thông báo nhận được hồi âm.
Brazil cũng là đội tuyển đầu tiên thông báo phản ánh lên FIFA về quyết định của trọng tài ở World Cup 2018, sau trận hoà Thuỵ Sĩ 1-1 ngày 17/6/2018. Họ cho rằng bàn gỡ hoà của Steven Zuber ở phút 50🤡 không hợp lệ, và trọng tài cũng cần thổi phạt đền khi Gabriel Jesus bị Manuel Akanji phạm lỗi ở phút 74. HLV Tite cũng nói rằng ông đã đề nghị VAR xem lại hai tình huống nhưng bất thành.
Một ngày sau trận, Liên đoàn Bóng đá Brazil (CBF) gửi đơn dài ba 🐟tran♕g lên FIFA, yêu cầu giải đáp ba câu hỏi: 1. VAR đề nghị trọng tài xem lại những tình huống đó không? 2. Trọng tài có yêu cầu VAR kiểm tra tình huống không? và 3. Nếu có thì họ giao tiếp bằng cách nào?
Chưa đến hai ngày sau, CBF nhận được câu trả lời từ FIFA như sau: "Trước mỗi tình huống, VAR sẽ không nghĩ rằng 'Trọng tài đã quyết định đúng chưa?'. Mà VAR sẽ nghĩ rằng 'Quyết định của tr𓃲ọng tài có sai trầm trọng và dễ thấy không?'. Và quyết định của trọng tài là duy nhất và cuối 𓂃cùng".
Morocco sau khi dừng bước ở vòng bảng, cũng gửi đơn lên FIFA ngày 28/6/2018. Liên đoàn Bóng đá Morocco (FRMF) viết 𓃲câu mở đầu: "Chúng tôi muốn bày tỏ sự phẫn nộ về những điều bất công mà đội tuyển Morocco phải chịu đựng ở World Cup 2018".
Sau khi chỉ ra những tình huống cho rằng Morocco bị xử ép, kèm theo video chứng minh, FRMF kế🎶t luận: "Chúng tôi bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới những điều bất công trên, và tác động tiêu cực của chúng với hình ảnh của FIFA lẫn tương lai bóng đá".
Không có thông tin nào từ FRMF hay truyền thông về việc FIFA phản hồ♋i đơn của họ.
Liên đoàn Bóng đá Hàn Quốc (KFA) cũng phản đối quyết định của trọng tài khi công nhận bàn thứ hai của Mexico ở phút 66. Họ cho rằng trước khi Javier Hernandez ghi bàn, một cầu thủ Mexico đã phạm lỗi với Ki Sung-yueng. Sau khi thua 1-2 ngày 23/6/2018, KFA gửi đơn lên FIFA đề nghị giải đáp vì sao VAR không liên lạc với trọng tài trong bàn của Hernandez. Một quan chức KFA nói với Korea Herald: "Không có khả năng nào cho thấy quyết định sẽ thay đổi. Chúng tôi chỉ muốn bày tỏ sự tiếc nuối với quyết định này, và muốn bảo đảm chuyện tươ🐟ng tự sẽ không xảy ra với chúng tôi".
Báo ch🌳í Hàn Quốc hay KFA cũ🔴ng không đưa tin nào về việc FIFA hồi âm.
Tương tự, Liên đoàn Bóng đá Senegal (FSF) cũng không được hồi âm khi phản ánh lên FIFA việc trọ⛦ng tài không cho họ hưởng phạt đền ở trận thua Colombia 0-1 ngày 28/6/2018. Họ cũng khiếu nại, khi đề nghị đưa ra án phạt Nhật Bản vì lối꧃ chơi thiếu fair-play ở trận thua Ba Lan 0-1 lúc cùng giờ. Họ cho rằng Nhật Bản chỉ chuyền qua chuyền lại lúc cuối, khi biết họ sẽ đi tiếp nhờ hơn Senegal ở "điểm fair-play" - tính theo số thẻ phạt.
FIFA cũng không phản hồi đơn của Liên đoàn Bóng đá Serbia (FSS) về việc trọng tài Đức Felix Brych lại được cầm còi trận đấu của Serbia với Thuỵ Sĩ ng💦ày 22/6/2018. Họ♑ cho rằng Đức và Thuỵ Sĩ có quan hệ thân thiết, và Brych đã từ chối phạt đền của Serbia ở phút 66.
Những tiền lệ trên cho thấy khó có khả năng FIFA sẽ phản hồi VFF. Trường hợp của Brazil có th❀ể chỉ là ngoại lệ, khi đó là lần đầu World Cup áp dụng công✃ nghệ VAR.
VFF và những li๊ên đoàn kể trên vẫn gửi đơn lên FIFA, dù có thể họ biết rằng khó có khả năng được hồi âm. Hành động đó có thể đưa ra thông điệp ꦦcho FIFA và các trọng tài tránh mắc sai lầm tương tự, và cẩn trọng hơn trước các quyết định có liên quan tới đội đã gửi đơn.
Quay lại trường hợp của KFA, ngay ở trận kế tiếp, cũng là trận cuối vòng bảng gặp Đức, Hàn Quốc mở tỷ số nhờ công của Kim Young-gwon phút 90+2. Trọng tài biên căng cờ ngay lập tức để báo Kim việt vị. VAR xem lại tình huống và thấy rằng người chuyền bóng cho Kim lại là tiền vệ Đức Toni Kroos, tức là Kim không việt vị. Nhưng, VAR vẫn muốn trọng tài chính xem lại tình huống để quyết định. ESPN cho rằng hành động này không cần thiết.
Cũng có những CĐV lo ngại việc các liên đoàn gửi đơn kiến nghị sẽ làm mếch lòng FIFA và các trọng tài. Với trường hợp của CBF, trùng hꦅợp là những quyết định gây tranh cãi ở những trận còn lại của Brazil đều không đứng về phía họ.
Ở trận thứ hai của Brazil gặp Costa Rica, trọng tài Bjorn Kuipers thổi phạt đền khi Giancarlo Gonzalez phạm lỗi với Neymar. VAR đề nghị trọng tài xem lại tình huống, rồi Kuipers thay đổi quyết định. Ông cho rằng tác động của Gonzalez chưa đủ để Neymar ngã ra. ESPN cho rằng quyết định này chính xác.
Đến vòng 1/8 với Mexico, Neymar tạo ra màn lăn lộn kinh điển sau khi bị Miguel Layun giẫm lên chân, dù lực tác động có thể chưa đến mức như phản ứng của số 10 bên phía Brazil. Trọng tài Gianluca Rocchi không rút thẻ nào cho Layun. VAR cũng không báo cho trọng tài xem lại tình huống có thể rút thẻ đỏ. Cũng theo ESPN, đáng lẽ VAR nên để trọng tài xem lại hành vi của🌠 Layun có thô bạo không.
Ở tứ kết, Brazil thua Bỉ 1-2 và trong trận này, trọng tài Milorad Mazic không cho Brazil hưởng phạt đền khi Vincent Kompany vào bóng với Gabriel Jesus. VAR đã xem lại tình huống nhưng không đề xuất trọng tài kiểm tra. ESPN cho rằng đã có tác động nhưng꧅ chưa đủ rõ ràng để VAR báo cho trọng tài chính. Nhưn𝔉g, ESPN đặt nghi vấn về sự bất ổn của VAR trong các quyết định tại giải.
VFF không công bố đơn kiến nghị lên FIFA. Ở hai trận gần nhất, thầy trò Park Hang-seo đều thua Saudi Arabia và Australia. Ở trận đầu tiên, tổ VAR đến từ Jordan, gồm Adham Makhadmeh và Ahmed Al-Ali. Jordan là hàng xóm và được cho là có quan hệ thân thiết với Saudi Arabia. Với trận thứ hai trên sân Mỹ Đình, trọng tài Jassim không thổi phạt đền khi hậu vệ Rhyan Grant dùng tay cản cú sút của Nguyễn Phꦜong Hồng Duy.
Xuân Bình