Trong nhiều năm, các ngân hàng đi đầu trong việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ nhu cầu đa dạng về tài chính của khách hàng. Theo thống kê của trang Fintech News có nhiều lý do khiến AI trở nên phổ biến trong lĩnh vực n💎gân hàng, bao gồm sự cạnh tranh về thị trường, quy trình dịch vụ, xây dự𝄹ng thương hiệu, nhu cầu khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và năng suất nhân viên, lợi nhuận, giảm rủi ro gian lận và bảo mật, quản lý dữ liệu lớn với tốc độ nhanh...
Theo đó, các lĩnh vực được ngân hàn𝓀g sử 🅰dụng gồm kế toán, dịch vụ thương gia, an ninh mạng, hệ thống bảo mật, quản lý rủi ro, dịch vụ khách hàng, cho vay, đánh giá tín dụng, quản lý tài sản, quy trình kinh doanh, kiểm toán nội bộ, bán hàng và tiếp thị.
Các ngân hàng lớn đã áp dụng AI để cung cấp dịch vụ mới, phù hợp cho khách hàng cũng như chuyển đổi nhiều♌ quy trình hỗ trợ nhân viên. Trên podcast AI Today của Casey Royer, ông chia sẻ về cách USAA - ngân hàng lớn của Mỹ phục vụ khách hàng quân sự, áp dụng AI để mở rộng dịch vụ, mang lại hiệu quả và thu hút khách hàng.
Thành lập vào năm 1922, USAA là ngân hàng nằm trong danh sách Fortune 500 (bảng xếp hạng 500 công ty có tổng doanh thu lớn nhất Mỹ của tạp chí Fortune). USAA cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm cho cá nhân và gia đình phục vụ trong quân đội Mỹ. Đơn♓ vị này có hơn 12,4 triệu khách hàng thành viên.
Với lượng khách hàng lớn, phân bổ trên diện rộng cùng đa dạng nhu cầu giao dịch trực tiếp, dịch vụ trực tuyến và di động, nhà băng này đầu tư mạnh vào công nghệ, thường xuyên nằm trong top các ngân hàng ứng dụng công nghệ mới. Theo Forbes, USAA là ngân hàng đầu tiên 🤡cung cấp dịc🍷h vụ gửi tiền thông qua di động.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh doanh quốc gia ꦕvà khoa học, khoảng 32% các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính sử dụng công n💃ghệ AI như phân tích dự đoán, nhận dạng giọng nói.
Tại Ấn Độ, có 12 ngân hàng lớn thu hút sự chú ý của truyền thông với các sáng kiến AI trong vài năm qua, bao gồm SBI, Bank of Baroda (BoB), Allahabad Bank,🦹 Andhra Bank, YES Bank, HDFC, ICICI, Axis, Canara Bank, City Union Bank, Punjab National Bank và I🐓ndusInd Bank.
Ứng dụng từ AI
Để tiếp tục đổi mới, phục vụ tốt nhất cho khách hàng, USAA sử dụng AI để phát triển sản phẩm và dịch vụ hiện đại, giám sát tự động, hỗ trợ nhân viên tại văn phòng. Hoạt động đầu tiên ứng dụng AI của mà USAA là theo dõi và phòng chống gian lận. Đây là một t🐼rong những mối quan tâm bảo mật chính với các ngân hàng sử dụng phương tiện kỹ thuậtꦑ số như USAA.
AI được dùng trong xem xét, phân tích cách khách hàng sử dụng dịch vụ và các hành vi điển hình khi tương♐ tác trên các thiết bị. Công nghệ này sẽ phân tích 𒆙hoạt động để phát hiện sự bất thường và bất kỳ gian lận tiềm ẩn nào. Casey Royer cho biết ngân hàng có thể chủ động theo dõi gian lận trong thời gian thực, tiết kiệm cho khách hàng trung bình khoảng 100 triệu USD mỗi năm.
Một ứng dụng khác của AI là chatbot - hộp thoại bao gồm các mẫu câu hội thoại được cài đặt sẵn để hỗ trợ khách hàng tương tác trực tuyến. Hiện nhiều ngân hàng lớn như Bank of America, Capital One đã xây dựng chatbot để tương tác với khách hàng 24/7 và hỗ trợ nhiều hơn nhu cầu được giải đáp thông tꦆin. Đây là ứng dụng được nhiều ngân hàng đầu tư, giúp các đơn vị tùy chỉnh và cá nhân hóa trải nghiệm trực tuyến cho khách hàng, bao gồm cả tư vấn, hướng dẫn quy trình.
Trong một tuyên bố truyền t🌳hông trước đó, ngân hàng Allahabad ở Ấn Độcho biết ứng dụng "emPow🍌er" củ nhà băng được lập nên để hướng đến cải tiến ứng dụng chatbot và thanh toán thương mại điện tử.
Ngân hàng Baroda (BoB) đã thành lập ch꧑i nhánh kỹ thuậ🗹t số công nghệ cao, trang bị các thiết bị hiện đại như robot trí tuệ nhân tạo Baroda Brainy, Digital Lab với các dịch vụ wifi miễn phí.
Trong lĩnh vực AI, ngân hàng YES đã hợp tác với Gupshup để ra mắt YES mPower - chatbot về dịch vụ cho vay. Ngân hàng này còn phát triển thêm ứng dụng YES ROBOT, trả lời các truy vấn của người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi. Theo Fintech News, YES BANK là ngân hàng đầu tiên ở Ấn ra mắt các ứng dụng đặc thù dựa trên chatbot như YES TAG (ra đời tháng 4/2016), cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng trên🤪 đa dạng kênh khác nhau.
AI cũng được ứng dụng để tạo nên các robot để đơn giản hóa quy trình. Những ngân hàng thành công có thể kể đến như ICICI, City Union Bank. Trong đó, ICICI đã phát triển robot phần mềm với hơn ꦕ200 quy trình kinh doanh tương ứng với nhiều chức năng khác nhau, được tạo ra bởi cá♈c tính năng nhận dạng khuôn mặt, giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Còn City Union Bank lại tạo ra robot ngân hàng Lakshmi có thể tương tác với khách hàng trên hơn 125 chủ đề. Ngoài việc trả lời các câu hỏi chung, robot còn được lập trình để kết nối với giải pháp ngân hàng cốt lõi.
Tại Việt Nam, FPT là một trong những đơn vị triển khai chatbot, trợ lý ảo FPT.AI phổ biến cho nhiềꦚu doanh nghiệp. Thiết lập trên một đơn vị tư vấn tài chính, trợ lý ảo này có thể dễ dàng lưu thông tin người gọi đưa ra trong cuộc hội thoại như đang bận, có ý định mua nhà..., từ đó tư vấn phù hợp cho khách trong cuộc gọi tiếp. Hệ thống này giúp giảm tải công việc cho nhân viên trực tổng đài và bộ phận chăm sóc khách hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí tối ưu. Trợ lý ảo FPT.AI còn có thể giao tiếp bằng 6 giọng nói tùy theo vùng miền, 3 ngôn ngữ gồm tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật.
Giống như tất cả các lĩnh vực khác, các nhà băng cũng không tránh khỏi những thách thức khi áp dụng công nghệ mới. Theo Fintech News, ngân hàng phải🐬 đối mặt với việc thiếu dữ liệu, bộ ngôn ngữ đa dạng, thiếu kỹ sư lành nghề, không có nhân sự chuyên trách công nghệ dữ liệu. Nhiều đơn vị còn mơ hồ về mục tiêu kinh doanh, không có quyền sở hữu về thử nghiệm các công nghệ mới. Đồng thời, những thách thức pháp lý cũng là một vấn đề các đơn vị ph🌟ải đối mặt.
Theo tổ chức kế toán và mạng lưới dịch vụ Deloitte, AI sẽ cung cấp nền tảng cho sự đổi mới sản phẩm và dịch vụ. Trí tuệ nhân tạo có tiềm năng biến đổi trải nghiệm của khách hàng, thiết lập mô hình kinh doanh mới trong n♐gành ngân hàng. Về hướng ngược lại, các ngân hàng đang khai thác sức mạnh của AI để mang lại trải nghiệm mới cho người dùng bằng nhiều giải pháp khác nhau và thiết lập các tiêu chuẩn mới cho hệ sinh thái ngân hàng số.
Hà Thanh (Theo Fintechnews)