Chiều ngày 29/10, tại khán phòng Làng phần mềm FPT Fville 2, Khu CNC Hòa Lạc, Hà Nội và FPT F-Town. 3, Khu CNC quận 🔴9, TP HCM, gần 100 CEO hàng đầu cả nước cùng bàn thảo và đi tìm lời giải về phương thức bán hàng🔯 hiệu quả trong giai đoạn bình thường mới, nhất là khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi.
Sự kiện với chủ để "Bán hàng thời Covid-19" nằm trong khuôn khổ diễn đàn "Từ sống sót đến thịnh vượng" do FPT chủ trì và kết nối tr✱⛄ực tuyến giữa đầu Hà Nội với TP HCM.
Ứng phó bằng công nghệ
Phát biểu mở đầu sự kiện, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và Covid-19 đang tạo ra áp lực kép cho hoạt động kinh doanh. Bối cảnh hiện tại và tương lai đặt ra cho mỗi doan👍h nghiệp bài toán khó cần phải giải để có thể tồn tại và sống sót. Không chỉ để bảo vệ cơ đồ do chính mình gây dựng mà còn thể hiện trách nhiệm với đất nước, ông ꦫBình nói.
Covid-19 có tác động trá꧂i chiều với một số ngành. Trong đó du lịch khách sản giảm doanh thu 50%, xuất khẩu Samsung từ Việt Nam gỉảm 13,5 tỷ USD. Nhưng ở thế đối lập, tình hình hiện tại lại là cơ hội của nông nghiệp, kinh tế online, y tế sức khoẻ... Một số ngành nằm trong nguy, một số khác nằm trong cơ, không ꦿai đứng ngoài thách thức đang đến vị đại diện FPT nhấn mạnh.
Theo🤡 ông để sống sót và phát triển, mỗi đơn vị phải tập trung vào 3 vấn đề chính. Trước tiên, thay vì quản trị doanh nghiệp, giờ đây các nhà lãnh đạo cần trở thành một người chỉ huy trong thời chiến.Thứ hai là thay đổi cách thức bán hàng. Nếu doanh nghiệp đã chuyển đổi số nên tập trung phục vụ khách hàng, hiểu họ hơn, đưa ra mức giá hợp lý, linh hoạt. Đặc biệt, vị lãnh đạo cho rằng, chính sách khuyến khích con người trong thời điểm khó khăn hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng AI để hỗ trợ nhân lực và tối đa hiệu quả quản trị.
Tiếp nối câu chuyện bối cảnh từ FPT, ông Arnaud Ginolin, Giám đốc Công ty Tư vấn BCG Việt Nam cho biết thêm, khủng hoảng sẽ còn tiếp diễn trong 12-16 tháng tới. Đánh giá cao vai trò của công nghệ, song vị này cũng đặt ra nhiều câu hỏi đến các doanh nghiệp, trong đó các hoạt động bán hàng ma🗹rketing trong 12-16 tháng tới có được số hoá nhanh? Công typhân bổ tài nguಌyên và nguồn lực ra sao để các nhân viên đồng hành vượt sóng...
Để chứng minh công nghệ là vũ khí giúp doanh nghiệp thoát suy thoái, ông Hoàng Việt Anh – Phó tổng giám đốc phụ trách chuyển đổi số, Tập đoàn FPT chia sẻ hàng loạt câu chuyện từ kinh nghiệm t꧂ư vấn, chia sẻ giải pháp của FPT tại nhiều công ty Việt Nam. Theo đó, tập đoàn này đã xây dựng ứng dụng smart menu với tên gọi Utop dành cho các doanh nghiệp F&B, ứng dụng định danh eKYC cho TP Bank, hay ứng dụng cho kinh doanh bất động sản tại CEN Group...
Chớp cơ trong nguy
Ông Nguyễn Trung Vũ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn CEN Group cho biết tính đến quý III vừa qua, doanh thu của tập đoàn vẫn tăng 6%, đạt mục tiêu đề ra, thậm chí vượt mức so với cùng kỳ năm trước đó. Vị này ch💯🐻o biết, kết quả có được đến từ hai yếu tố. Trước tiên là sự nhanh nhạy trong nắm bắt thị hiếu người mua nhà thay đổi trong và sau Covid-19 và thứ hai là nhờ ứng dụng công nghệ để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Theo lãnh đạo CEN Group, khi Covid-19 kéo dài, người trẻ có xu hướng mua căn nhà đầu ti🧸ên tại ngoại ô. Dịch bệnh khiến🍷 nhiều người phải làm ở nhà, nên họ muốn tránh nơi đông đúc. Hiện Việt Nam, hạ tầng giao thông khá phát triển, củng cố việc giãn dân ra ngoại thành. Chính nhờ đón đầu xu thế này đã giúp CEN Group vẫn có thể bứt tốc trong giai đoạn Covid-19.
Với lĩnh vực kinh doanh điện gia dụng, ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch Tập đoàn Kangaroo 📖cho biết, để vượt bão Covid-19, tập đoàn này nghĩ ra nhiều phương thức bán hàng mới.
♔Khi nhiều cửa hàng phải đóng cửa do lệnh cách ly xã hội, Kangaroo đưa sản phẩm điện gia dụng vào bán tại các hiệu thuốc (một trong những lĩnh vực kinh doanh được phép mở cửa). Tính ra số cửa hiệu thuốc còn nhiều hơn điện máy. Song song với đó, doanh nghiệp này mở rộng phân khúc sản phẩm.
"Trong Covid-19, việc mua hàng trả góp của chúng tôi giảm tới 80%, sản phẩm cao cấp giảm 70% nên chúng tôi mở rộng phân khúc phổ thông với giá thấp để thích ứng với nhu cầu chi tiêu mới của 𓂃khách hàng", ông Phương nói.
Về mặt quản trị, Kangaroo đẩy mạnh chuyển đổi số trong quy trình làm việc, g🌠iảm ngân sách cho khối văn phòng và ưu tiên cho tuyến bán hàng. Chính nhờ các chiến lược trên, ông Phương cho bi♕ết Kangaroo vẫn tăng trưởng 200% trong Covid-19.
Từ đầu cầu TP HCM, bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốcTân Hiệp Phát cho biết, trong 10 năm qua, tập đoàn vẫn luôn tập trung xây dựng văn hoá doanh nghiệp, chiến lược này đã phát huy hiệu quả trong Covid-19 khi các lãnh đạo phải đưa ra các quyết sách nhanh chóng. Tập đoàn cũng triển khai chương trình mỗi khối tiết✅ kiệm hơn 10 tỷ để giảm chi và tạo động lực hồi phục.
Với đại d༒iện FE Credit, số hóa cũng được xem là lựa chọn duy nhất để đối phó khủng hoảng. Ông Marek Forysiak – Nhà sáng lập SmartPay, thành viên hội đồng FE Credit cho hay khách hàng đã yêu cầu sự thay đổi nhanh chóng và muốn tiếp cận với các giao dịch online nhiều hơn. Việc xử lý hồ sơ vay, đăng ký trả góp giờ đây đã có thể thực hiện trực tuyến.
Trước đó, FE Credit có 8.000 nhân viên ngồi tại các phòng giao dịch để xử lý các hoat động, nhưng với Covid-19, hầu hết nhân viên không thể tới văn phòng làm việc và khách hàng cũng ngại tiếp xúc đông người. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ đã giúp doanh nghiệp giữ tương tác v👍ới khách hàng.
Hiện nay, chúng tôi có khoảng 200.000 lượܫt tải ứng dụng di động mỗi tháng, trước đây con số này rất khó đạt được. Những người đi v♓ay có thêm nhiều nhu cầu mới mà trước đây chưa từng có như thanh toán hàng hoá, đăng ký vay online. Từ tháng 6 tới giờ, mức doanh số giao dịch di động tháng sau luôn tăng gấp đôi tháng trước, ông này nói.
Diễn đàn "Từ sống sót đến thịnh vượng" là chuỗi sự kiện do FPT tổ chức nhằm kết nối các doanh nghiệp Việt Nam, cùng nêu các vấn đề trọng﷽ yếu nhất; cùng chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận để đưa ra các cách tiếp cận, giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Diễn đàn cũng là cơ hội để các doanh nghiệp liên kết, chuyển quan hệ từ đối tác kinh doanh sang liên minh kinh doanh.
Phạm An