Sếp các doanh nghiệp hàng đầu hiến kế vượt khủng hoảng Covid-19

Các nhà lãnh đạo FPT, Deloitte, PNJ, Minh Phú, Thiên Long, VPBank... chia sẻ kinh nghiệm sống sót trong suy thoái và bàn thảo hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt.

Chiều 20/8, trong khán phòng của trung tâm hội nghị FPT tại Hà Nội và TP HCM, cùng hệ thống trực tuyến gần 200 lãnh đạ𓆉o các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam💙 quy tụ. Một bầu không khí sôi nổi bao trùm. Buổi toạ đàm với chủ đề "Vững vàng vượt qua khủng hoảng" do FPT tổ chức là một trong số cơ hội để họ cùng nhau bàn về con đường sống sót trong bối cảnh Covid-19 ngày càng tác động mạnh mẽ, dai dẳng và khó lường lên nền kinh tế mỗi quốc gia.

Nan đề cho người lãnh đạo

Trong lời mở đầu sự kiện, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch tập đoàn FPT nhận định, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với một tương lai đầy khó khăn và chưa thể lường trước. Người đứng đầu FPT soi chiếu quan điểm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và cho rằng, chඣỉ những doanh nghiệp khoẻ nhất, thích ứng nhanh nhất với sự biến đổi mới có thể sống sót.

Theo ông Bình, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân thì công ty chính là máu thịt. Lúc này, đứng trước cuộc khủng hoảng thiên niên kỷ mới có một lần, các doanh nghiệp cần phải quyết♐ chiến và mạnh mẽ hơn nữa. "Chiến đấu không phải chỉ cho chính doanh nghiệp mình, gia đình mình mà còn cho sứ mệnh bảo vệ các trụ cột kinh tế quốc gia", ông nói. Diễn đàn "Từ sống sót đến thịnh vượng" là cơ hộꦺi để các doanh nghiệp ngồi lại với nhau, cổ vũ động viên, chia sẻ những câu chuyện người thật việc thật, bàn cách hình thành các liên minh trong cộng đồng top các doanh nghiệp Việt để cùng nhau vượt khó.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT. Ảnh: FPT.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT. Ảnh: FPT.

Thống kê mới nhất của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, 74% doanh nghiệp có khả năng phải giải thể và gần 90% doanh n🐎ghiệp mất ဣcân đối thu chi. Là lãnh đạo của một trong những công ty lớn tại Việt Nam, đồng thời đã có kinh nghiệm làm việc cùng hàng loạt "người khổng lồ" trên thế giới, ông Trương Gia Bình cho rằng, 5 vấn đề trọng yếu mà doanh nghiệp Việt cần giải quyết nhanh chóng và kịp thời bao gồm: Đổi mới sáng tạo chuyển đổi tổ chức; Tăng trưởng doanh thu; Bảo vệ người lao động; Duy trì nguồn vốn lưu động và Giảm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Khảo sát nhanh tại sự kiện cho thấy, 85% lãnh đạo doanh nghiệp dự báo ảnh hưởng của cơn bão Covid-19 sẽ kéo dài từ nay đến hết năm 2021 và thậm chí có thể dài hơn. Tuy nhiên, tr🎀ong số này, có trên 50% lãnh đạo cho rằng "trong nguy vẫn có cơ". Các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt cơ hội. Trong đó, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ là một con đường không thể khác.

Với những người cũng đang đứng mũi chịu sào như mình, ông Bình cho rằng, các doanh nghiệp cần phải🍌 thiết lập một mạng lưới để cùng giúp đỡ nhau▨, "Trong thời điểm này, hơn lúc nào hết cần phải đi cùng nhau, quan hệ làm ăn win-win đã cũ, giờ phải là đồng minh để cùng nhau vượt qua thách thức", chủ tịch FPT nhấn mạnh.

Doanh nghiệp vượt khủng hoảng thế nào

Không khí sự kiện trở nên sôi nổi khi phần hai thu hút sự tham gia trao đổi trực tiếp của các CEO trong nhiều lĩnh vực tại cả đầu Hà Nội và TP HCM. Có khi họ nói như dốc bầu tâm sự, có khi là những kinh nghiệm quý báu rút ra từ chính thực tế diễn ra tại doanh nghiệp đ𓂃ể đến lúc này công ty vẫn đứng vững trên thị trường mà như ꧋chưa từng bị Covid-19 "vùi dập".

Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam nhận đị♐nh, để giúp doanh nghiệp sống sót và phát triển đến thịnh vượng, theo bà việc đầu tiên cần phải xây dựng nhà lãnh đạo kiên tâm, thực hiện các giải pháp kiến thiết với mục tiêu ngắn, tập trung định vị chiến lược, rồi mới xem xét 🦄đến ưu tiên ngắn hạn và trung hạn.

Bà Cao Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ. Ảnh: FPT

Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ. Ảnh: FPT.

Ví von gợi ý "tập hợp, liên minh" trong bối cảnh khó khăn của ông Bình như cách "tiếp lửa", bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT PNJ từ đầu TP HCM cũng cho biết vấn đề đầu tiên cần phải làm là xây dựng tinh thần chiến đấu trong toàn tập đ🀅oàn, phải nhìn thẳng và chiến𒁃 đấu, không chủ quan.

"Những ngày đầu Covid-19 chúng tôi rất sốc. Sau khi vực dậy tinh thần khỏi cú sốc đó, trong vai trò người lãnh đạo, đầu tiên phải xem lại chiến lược của mình phải thích ứng với thời điểm này.⭕ Có những chiến thuật và sự kiên tâm của người lãnh đạo trong việc phải vượt qua khủng hoảng và phát triển bền vững. Nhà lãnh đạo phải kiên tâm để có chiến thuật gần nhưng vẫn phải giữ tầm nhìn xa", đại diện của PNJ nói.

Chủ tịch của PNJ nhấn mạnh điều đầu tiên doanh nghiệp phải làm là bảo toàn nguồn nhân lực và đặt sức khoẻ nhân viên lên hàng đầu, tiếp theo là đề ra giải pháp tối đa về doanh thu và khai thác thời gian hợp lý trong giãn cách, tránh lãng phí. Trong thời gian giãn cách xã hội, PNJ tự nhìn nhận lại bộ máy của công ty, rà soát và sửa chữa những sai sót của nhưng năm tă♛ng trưởng nóng. Đồng thời, doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi số, thực hiện các hoạt động marketing trên online và tận dụng thời gian để đào tạo trực tuyến nguồn nhân lực.

Các lãnh đạo doanh nghiệp tại đầu cầu TP HCM. Ảnh: FPT.

Các lãnh đạo doanh nghiệp tại đầu cầu TP HCM. Ảnh: FPT.

Các đại biểu tại TP HCM b♊ày tỏ sự quan tâm đến hành trình "biến nguy thành cơ" của "vua tôm" Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Minh Phú. Ông kể, khi dịch vừa bùng phát, doanh thu của Minh Phú giảm đến 50% vì nguồn thu từ hệ th𝓰ống tàu du lịch trên biển, các nhà hàng, khách sạn đều "đóng băng". Nguồn tiền thời điểm đó của Minh Phú chủ yếu đến từ hệ thống siêu thị nhưng tăng trưởng không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của các nguồn thu chủ chốt.

Minh Phú phải tìm cách giải bài toán về thay đổi thói quen nuôi trồng thuỷ sản vì khi đó, hệ thống siêu thị chủ yếu cần các tôm nhỏ nhưng người nông dân lại không thích nuôi tôm♔ nhỏ vì lợi nhuận thấp. Công ty tìm cách giải thích cho người dân hiểu và giảm giá thành trong nuôi trồng, chế biến để tạo hiệu quả cho người nuôi. "Để sống sót, chúng tôi phải tăng tỷ lệ nuôi thành công lên 90% đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi. Làm được điều đó, không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để đưa tỷ lệ nuôi thàn🐻h công lên cao nhất", ông Quang cho biết.

Tâm đắc với phần chia sẻ từ ông Quang🌳, từ đầu cầu Hà Nội, ông Trương Gia Bình bày tỏ băn khoăn: "Tại sao trong khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp giảm lương nhưng lương nhân vꦅiên của Minh Phú lại tăng?".

Lãnh đạo Minh Phú cho hay, để giảm giá thành sản phẩm✅, công ty cần tối đa năng suất. Tuy nhiên, giữa lúc giãn cách, doanh nghiệp không thể tăng năng suất bằng cách tuyển thêm người nên Minh Phú chọn tăng lương cho nhân viên để khích lệ tinh thần nhân viên, tốiꦏ đa năng suất nhà máy.

Đồng quan điểm với ông Quang, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch AA Corporation cho biết, người điều hành phải tự tin để tiếp tục sản xuất, khuyến khích tinh thần nhân viên, giữ sự kết nối với khách hàng. Một trong♌ những lý do quan trọng công ty này có thể vượt qua khủng hoảng là hợp tác với FPT để chuyển đổi số toàn diện dù ngành gỗ vốn ít xem chuyển đổi số là quan trọng.

Các diễn giả tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: FPT.

Các diễn giả tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: FPT.

"Chúng tôi phối hợp với FPT làm showroom ảo để bán hàn𝔍g và thu về hiệu quả🔯 bất ngờ, tạo những trải nghiệm mới lạ cho khách hàng trong và ngoài nước. Đây là thời điểm tốt để dùng công nghệ tham gia chuỗi cung ứng", ông Quốc Khanh nói.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho rằng sau Covid-19, mọi thứ thay đổi sẽ khó khăn hơn nhưng cũng sẽ có nhiều cơ hội. Trong khủng hoảng mà nhìn ra được cơ hội và có những hành động kịp thời thì sẽ chiến thắng. Vấn đề làm thế nào phối hợp để chớp được cơ hội đꦫó.

"Nếu như trước đây số hóa, tự động hóa là định hướng thì nay không thể không làm. Trước đây cạnh tranh nhau, thì nay phải cùng chung sống, cùng tạo ra một hệ sinh thái để đáp ứng n𝓰hu cầu của khách hàng", lãnh đạo nhà băng bày tỏ.

Phạm An - Thanh Thảo

Chia sẻ bài viết qua email