Việt Nam mở đường cho AI thế nào

Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở nên phổ biến với sự nhập cuộc của nhiều doanh nghiệp lớn.

Mới đây, AI Smart Warning - giải pháp nhận diện hành động qua camera đã được Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam giới thiệu tới nhiều địa phương, doanh nghiệp. Giải pháp có thể tự nhận diện những hành động có tính nguy hiểm của con người qua camera an ninh, gửi cảnh báo cho ngư꧅ời quản lý, cơ quan chức năng ngay lập tức qua các phần mềm trên điện thoại thông minh.

Công nghệ này có tính ứng dụng trong các lĩnh vực an ninh trật tự, giao thông, y tế, du lịch, hành chính công... Đến nay, nhiều tỉnh, thành: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Thanh🦩 Hóa, Bắc Giang, Hà Nội, VTC, Ngân hàng Nhà nước, Công an Bến Tre... đã đăng ký sử dụng AI Smart Warning.

Đây là một trong những giải pháp AI "Make in Vietnam" đang đượcꦡ các cơ quan, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển, hiện thực hóa tham vọng khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ thế giới.

Sự "mở đường" của nhà nước

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ đã xác định AI là ඣmũi nhọn cần được nghiên cứu, ưu tiên đầu tư phát triển từ những năm 2014.

Tháng 9/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm c💦ấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025. Theo đó, nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển công nghệ AI đã được triển khai, tạo mối liên kết giữa các nhà nghiên cứu, đầu tư, các doanh nghiệp thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng AI. Trong nhiều hội thảo, hội nghị khoa học, Chính phủ đưa ra quan điểm về việc đẩy mạnh triển khai AI, coi AI là công nghệ "nguồn" dẫn dắt năng suất quốc gia.

Đầu tháng 10/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC). Trung tâm đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, có tổng quy mô 23 ha đất, với mặt bằng xây dựng khoảng 90.000 m2 sàn. Mục tiêu của NIC là phát triển thành công những ý tưởng công nghệ s🎐áng tạo mang tính đột phá của người Việt.

Ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và quỹ ngoại trong diễn đàn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2019.

Ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và quỹ ngoại trong d🎉iễn đàn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2019.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thự🐎c hiện các giải pháp hỗ trợ, khơi thông nguồn vốn AI qua các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Nhiều sự kiện lớn đã được tổ chức, đơn cử Diễn đàn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (Vietnam Venture Summit) tháng 6/2019. Bộ cũng dự kiến thành lập quỹ Vietnam Global Innovation Fund, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa tri thức Việt Nam ra thế 🔯giới...

Sự nhập cuộc của doanh nghiệp tư nhân

Với định hướng phát triển của Chính phủ, AI đã và đang được các tậꦿp đoàn, công ty như FPT, Viettel... nghiên cứu ứng dụng vài năm trở lại đây.

Theo ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT, doanh nghiệp này chủ trương nghiên cứu ứng dụng, đem nhiều nghiên cứu AI chuyên sâu vào thực tiễn nhất có thể. FPT hiện có hơn 70 khá♏ch hàng doanh nghiệp đang sử dụng các sản phẩm AI, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, bán lẻ, bảo hiểm, mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 11,5 triệu người.

Từ những bước đi cụ thể, doanh nghiệp mong muốn xã hội hóa AI, đem trí tuệ nhân tạo đến mọi người. "Mộ𒅌t ngân hàng hay sản phẩm dịch vụ nước ngoài có thể tự động đến 9🥂0%, thì tại sao chúng ta không thể làm điều tương tự. Khi mà khoảng cách về công nghệ giữa các nước ngày càng thu hẹp thì ai tận dụng cơ hội tốt hơn sẽ sớm đạt được mục tiêu về xã hội số", ông Việt chia sẻ.

Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT.

Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT.

Hiện tại, FPT cung cấp nền tảng trí tuệ nhân tạ🧜o FPT.AI. Đây là các giải pháp hướng tới đột phá hiệu suất vận hành nhờ khả năng tự động hóa các tác vụ mang tính lặp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. FPT.AI cũng là một trong hai sản phẩm tiêu biểu của FPT lọt vào Top 10 Sao Khuê năm 2020.

Trong khi đó, AI cũng được Viettel nghiên cứu ứng dụng trải dài ở các hệ sinh thái khác nhau như y tế, giáo dục, gi🅷ao thông, nông lâm nghiệp, ngân hàng số, thành phố thông minh cũng như thương mại điện tử.

Song song đó, để nâng cao chất lượng nhân lực công nghệ trí tuệ nhân tạo, hiện có đến 3 trường đại học bổ sung thêm ngành học về AI là Đại học Bách khoa Hà Nội (chương trình tiên tiến Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo), Đ😼ại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo), Đại học FPT (chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, ngàn♚h công nghệ thông tin)...

Hoài Phong (Tổng hợp)

Chia sẻ bài viết qua email