Tr🌟ung Quốc là mối bận tâm chung của lãnh đạo tài chính các nước G7 đang nhóm họp tại thành phố Niigata (Nhật Bản). Tuần này, họ sẽ thảo luận về ý tưởng kiểm soát có mục tiêu với các khoản đầu tư vào Trung Quốc.
Nhật Bản - chủ tịch G7 hiện tại - đang thúc đẩy nỗ lực 🐓đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh. Tuy nhiên, G7 vẫn bất đồng về mức độ đối phó nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Do việc hạn chế thương mại với Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến các nước phụ thuộc xuất khẩu như Đức hay Nhật Bản.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 11/5 cho biết nhiều thành viên G7 có chung quan điểm với họ, rằng Trung Quốc đang sử dụng tầm ảnh hưởng về kinh tế để gây sức ép lên nhiều nước khác. G🌳7 đang cân nhắc các cách thức để ngăn chặn hành động này.
"Chúng t🅺ôi đang tham gia thảo luận với các đồng nghiệp tại𝓀 G7. Tôi hy vọng rằng việc này vẫn sẽ tiếp tục sau khi các phiên họp chấm dứt", Yellen cho biết.
Đức cũng ngày càng lo ngại Trung Quốc trở thành đối thủ chiến lược. Nước này đang cân nhắc các bước đánh giá lại quan hệ song phương. Tuy nhiên, họ cũng thận trọng về khả năng bị coi là nước khiến G7 đối đầu với Trung Quốc. Nguồn tin của Reuters cho biết Đức đang k🅠êu gọi Liên minh châu Âu (EU) thận trọng trong việc áp các lệnh trừng phạt mớ൲i nhắm vào Trung Quốc vì chiến sự Ukraine.
Tuần tới, hội nghị thượng đỉnh c🌠ủa các lãnh đạo G7 cũng sẽ thảo luận về việc áp kiểm soát có mục tiêu với các khoản đầu tư vào 💧Trung Quốc. Cuộc thảo luận tuần này của các lãnh đạo tài chính sẽ đặt nền tảng cho hội nghị tuần tới ở Hiroshima.
Nhật Bản rất thận t𝔉rọng về ý tưởng này, do tác động của nó lên kinh tế nước này và thương mại toàn cầu sẽ rất lớn. "Hạn chế đầu tư ra nước ngoài sẽ là việc rất khó. Như Mỹ chẳng hạn, họ đang kiếm được rất nhiều tiền từ đầu tư vào Trung Quốc. Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu họ có thực sự áp hạn chế hay không", một trong các quan chức nước này cho biết trên Reuters.
Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt hôm qua cũng cho bꦰiết trên Nikkei rằng G7 cần kiềm chế quyền lực kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông k𒁃hông đề cập đến việc kiểm soát đầu tư.
Một sáng kiến khác ít gây tranhജ cãi hơn được G7 ủng hộ là hợp tác với các nước thu nhập thấp và trung bình. Việc này nhằm đa dạng hóa nguồn cung. Nhật Bản đã mời 6 nước không thuộc G7 đến cuộc họp hôm nay để thảo luận về vấn đề hợp tác cung ứng.
Dù vậy, các nhà phân tích vẫn nghi ngờ về hiệu quả của các biện pháp này trong việc kiềm chế Trung Quốc. "Rất khó loại Trung Quốc ra khỏi cuộc chơi, do sức mạnh kinh tế của nước này khá lớn. Vi𒆙ệc đó có thể gây chia rẽ thương mại toàn cầu, ảnh hưởng đến tăng trưởng của thế giới và của chính các nước G7", Toru Nis꧟hihama – nhà kinh tế học tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết.
G7 cũng đang gặp khó khăn trong việc♑ hỗ trợ các nước mới nổi giải quyết vấn đề nợ nần gây ra bởi Trung Quốc – chủ nợ quốc gia lớn nhất thế giới. Giới chức Mỹ không hài lòng với việc Trung Quốc chậm chạp tái cấu trúc nợ cho các nước khó khăn. Các cuộc họp tháng trước về vấn đề này tại hội nghị thường niên của IMF – World Bank, không mang lại nhiều tiến triển.
Các lãnh đạo tài chính G7 dự𝓡 kiến ra tuyên bố chung vào ngày 13/5, sau khi kết thúc 3 ngày họp.
Hà Thu (theo Reuters)