Theo Japan News, "Tuyên bố về An ninh Hàng hải" được thông qua sau cuộc họp của các Ngoại trưởng G7 tại thành phố phía bắc nước Đức Lub🍨eck hôm qua. An n🧜inh hàng hải đã lần đầu tiên trở thành chủ đề 🏅chính trong cuộc họp thường niên dài hai ngày, kể từ khi diễn đàn này thành lập vào cuối những năm 1970.
Trong tuyên bố✅ trên, G7 cho hay sẽ tiếp tục theo dõi tình hình trên Bಌiển Đông cũng như Biển Hoa Đông. Các quan chức bày tỏ quan ngại về các hành động đơn phương, như cải tạo đất quy mô lớn, nhằm thay ౠđổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở các vùng biển này.
"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền hoặc hàng hải thông qua việc đe dọa, ép buộc hay sử dụng vũ lự♓c", tuyên bố có đoạn.
Tuyên bố không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc nhưng việc nhắc đến các hành động trên Biển Đông và Biển Hoa Đông c﷽ho thấy thông điệp này rõ ràng đang nhắm đến Bắc Kinh.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay nước này, thành viên châ💧u Á duy nhất trong nhóm, đã nỗ lực để thuyết phục G7 biên soạn ra một tài liệu dài 6 trang tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải.
Ngoại trưởng Đức Frank-Wa𒉰lter Steinmeier, người chủ trì cuộc họp, cho hay "Nhật Bản, với vai trò là chủ nhà của các cuộc gặp G7 năm sau, có mối quan tâm lớn đến việc đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự trong những năm tới".
Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.﷽ Bắc Kinh thường♎ xuyên điều tàu đến vùng biển quanh quần đảo do Tokyo kiểm soát, gây lo ngại về nguy cơ xung đột giữa hai bên.
Trung Quốc🌌 cũng tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích của Biển Đông và đang đẩy nhanh kế hoạch biến các bãi đá tại đây thành đảo nhân tạo, bất chấp sự phản đối quyết liệꦇt của các nước liên quan và quốc tế.
Trong hội nghị thư🐎ợng đỉnh ở Đức tháng 6 tới, an ninh🉐 hàng hải cũng dự kiến là chủ đề thảo luận của các lãnh đạo G-7.
Anh Ngọc