Mục tiêu được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV - chủ đầu tư) đưa ra tại buổi phát động thi đua hoàn thành ga T3 Tân Sơn Nhất sáng 14/3. Đây là dự án được đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, phục vụ khách nội địa quy mô lớn nhất nước với 20 triệu người, nâng tổng công suất khai thác ở sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách mỗi năm, cùng với hai ga T1 và T2 🔜hiện hữu.
Ông Lê Khắc Hồng, Trưởng Ban quản lý dự án xây dựng ga T3, cho biết sau 6 tháng khởi công, gói thầu quan trọng nhất là xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga đã hoàn thành hơn 81% khốౠi lượng thi công phần th꧃ô. Trên công trường, liên danh nhà thầu huy động hơn 400 đầu xe, thiết bị và gần 2.000 kỹ sư, công nhân triển khai đồng loạt các hạng mục nhằm đảm bảo kế hoạch.
Nhà ga T3 gồm 🎀ba hạng mục chính: ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn. Trong đó, nhà ga có một tầng hầm, 4 tầng nổi, xây trên diện tích 112.500 m2. Ga được thiết kế thành hai phần đi - đến riêng biệt, có 90 quầy thủ tục, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động, 42 ki-ốt check in, 27 cửa ra máy bay,... Riêng hạng mục nhà xe kết hợp dịch vụ phi hàng không gồm hai tầng hầm, 4 tầng nổi xây trên diện tích 130.000 m2.
Để kಞết nối nhà ga này, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa dài hơn 4 km đang được TP HCM triển khai bên ngoài với mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành cuối năm 2024, ngoài kết nối ga T3 sẽ phá thế độc đạo của đường Trường Sơn ra vào sân bay, giúp giảm ùn tắc cho khu vực.
Cùng ngày, tại buổi ký kết thi đua ở công trường dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai), ACV và các nhà thầu cũng đặt mục tiêu hoàn thành đường băng trước dịp 30/4 năm tới. Động thái được thực hiện sau chỉ đạo của Thủ tướng đưa công trình này vượt kế hoạch 6 tháng.
Th🃏ứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn nói việc khai thác sớm sân bay Long Thành giúp phát triển kinh tế của đất nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời, cảng hàng không mới cũng giúp san sẻ, khắc phục tình trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất.
"Các lãnh đạo nhà thầu cần tạo khí thế thi đua, có mặt chỉ đạo tại công trường. Tư vấn giám sát phải bám sát, đôn đốc đơn vị triển khai đúng kế hoạch, kỹ thuật dự án...", ông Tuấn nói, cho biết ngoài hạng mục đường cất hạ cánh, đường băng sân đỗ thì ngày 30/4/2025, các hạngꦓ mục chính quan trọng của gói thầu nhà ga sân bay cũng sẽ hoàn tất, để sớm đưa toàn dự án về đích vượt tiến độ.
Công trình đường cất hạ cánh sân bay Long Thành ๊dài 4.000 m, rộng 45 m, khởi công ngày 31/8/2023. Đến nay, các hạng mục nền đất, nền cát đã cơ bản xong. Lớp cấp phối đá dăm đã hoàn thành trên 70% và đang triển khai lớp bêtông, xi măng để hoàn thiện đường cất hạ cánh và bay hiệu chuẩn...
Theo ACV, các hạng mục thi công đến nay đề🥂u được kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ theo đúng yêu cầu chỉ dẫn kỹ của dự án. Trên công trường đường cất hạ cánh có 350 máy móc, phương tiện cùng 1.500 kỹ sư, công ౠnhân làm việc "3 ca 4 kíp".
Sân bay Long Thành công suất 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 336.630 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD). Trong 🅠đó, giai đoạn một xây đưܫờng cất hạ cánh, nhà ga cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm, dự kiến về đích năm 2026.
Gia Minh - Phước Tuấn