Ảnh hưởng của đại dịch khiến kinh tế trong 9 tháng tăng thấp nhất thập kỷ. Nếu lùi thêm khung thời g꧅ian, tốc độ tăng trưởng thậm chí còn thấp hơn giai đoạn 2007-2008.
Trong𒁃 báo cáo tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm nay, từ "Covid-19" được Tổng cục Thống kê nhắc tới 48 lần, trong khi từ "tăng trưởng" chỉ 30 lần. Trong cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đại dịch cùng được nhắc đến là lý do chính tạo lên mức tăng thấp𝐆 kỷ lục.
Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản 9 tháng tăng thấp so với cùౠng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậuꦚ, dịch tả lợn châu Phi và đồng thời là cả Covid-19.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chỉ tăng 2,69%, t﷽hấp hơn rất nhiều mức tăng hai con số những năm gần đây. Những động lực tăng trưởng chính, như công nghiệp chế biến - chế tạo, tăng thấp nhất thập kỷ, ngành xây dựng cũng chỉ nhỉnh hơn giai đoạn 2011-2012.
Riêng với khu vực dịch vụ, ảnh hưởng được đánh giá là "nghiêm trọng" do Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn. Một số nhóm bị tác động mạnh như vận tải, kho bãi giảm 4% hay dịch vụไ lưu trú và ăn uống giảm 17%.
Sự thay đổi trong con số tăng trưởng xuất nhập khẩu cũng phần nào phản ánh sức cầu yếu của thị trường nước ngoài, cũng như trong nước, do tác động của Covid-19. Tăng trưởng xuấtꦺ khẩu chỉ đạt hơn 4%, còn nhập khẩu giảm gần 1% so với cùng kỳ năm trước. "Xuất khẩu nói là tăng khá nhưng💮 vẫn ở mức thấp", ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Thống kê thương mại và dịch vụ, đánh giá. Nhận xét xuất phát từ kết quả tăng trưởng ba năm gần nhất, năm 2019, xuất khẩu 9 tháng tăng 8,4%, năm 2018 là 15,8%, còn năm 2017 là 20,6%.
Kinh tế tăng thấp nhất thập kỷ, nhưng điều quan trọng là Việt Nam chưa tăng trưởng âm. Quý II chịu hưởng nặng nề nhất do giãn cách xã hội nhưng GDP vẫn tăng 0,39%, trước khi phục hồi lên 2,62% vào quý III. Những con số này, cùng với khả năng kiểm soát dịch bệnh, đưa Việt Nam trở thành "điểm sáng" trong khu vực và trên thế giới. Oxford Economics trong báo cáo mới dự báo kinh tế Đông Nam Á giảm 🐼4,2% trong năm nay, nhưng Việt Nam được xếp trong nhóm duy trì tăng trưởng và phục hồi mạnh nhất.
Thứ hai, nhập khẩu suy giảm, trong khi xuất khẩu vẫn tăng cho thấy sức cầu yếu và nhu cầu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều ngành giảm sút. Nhưng sự c♚hênh lệch này lại giúp cán cân thương mại thặng dư kỷ lục gần 17 tỷ USD, yếu tố để gia tăng dự trữ ngoại hối.
"Tấm đệm dự phòng" giúp tỷ giá ổn định trong giai đoạn 9 tháng đầu năm. Trừ đợt sóng trong tháng 3 khi USD Index tăng vọt lên 102, bốn tháng gần nhất tỷ giá gần như đi ngang với xu hướng giảm dần, bất chấp những biến động của đồng USD. Không chỉ tránh một cuộc khủng hoảng kép cả kinh tế và tiền tệ, sự ổn định này còn giúp ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ🗹ᩚ𒀱ᩚᩚᩚViệt Nam tăng điểm trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Jacques Morriset, chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam cũng nhận định: "Covid-19 tạo ra một cơ hội đặc biệt cho Việt Nam". Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng có thể đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch của các công ty đa quốc gia. Xu hướng này đã xuất hiện từ trước đại dịch nhưn⭕g được đẩy nhanh khi Covid-19 lan rộng. Trong khi đó, việc khống chế Covid-19 thành công trở꧃ thành công cụ quảng bá cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư.
Thứ ba, kinh tế tăng thấp nhưng🎐 con số 2,12% trong 9 tháng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Chính phủ, trong khi dư địa cho ba tháng cuối năm🐈 còn nhiều.
Theo cơ quan thống kê, vốn đầu tư công thực hiện 9 tháng tăng hơn 33% 🦩cùng kỳ nhưng đạt chưa tới 60% kế hoạch. Như vậy, dư địa thực hiện vốn đầu tư công trong ba tháng cuối năm sẽ còn khoảng 200.000 tỷ đồng. Con số giải ngân có thể thấp hơn do tiến độ phụ thuộc từng dự án, nhưng ảnh hưởng tới tăng 𓄧trưởng nếu làm tốt điều này sẽ rất lớn.
Tương tự đầu tư công, tín dụng cũng mới tăng ở mức thấp. Từ đầu năm đến nay, vốn ngân hàng bơm cho nền kinh tế mới tăng 5,12%, so với mục tiêu cả năm 14%. Với quy mô dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế khoảng 8,2 triệu tỷ đồng cuối năm 2019, mức tăng trưởng khoảng 9% tương đương hơn 700.000 tỷ đồng. Những tháng cuối năm thường là điểm rơi cꦺủa dòng vốn tín dụng, nên nguồn vốn này có nhiều dư địa để đẩy vào nền kinh tế. Khi sản xuất tăng trở lại,𓂃 các doanh nghiệp chọn xu hướng mở rộng để đón đầu sự phục hồi, dòng vốn tín dụng sẽ tạo lực đẩy lớn.
Ngoài ra, cáღc nhóm ngành đang dần phục hồi, bước vào trạng thái hoạt động trong "điều kiện bình thường mới", bất chấp đợt bùng phát thứ hai của Covid-19 vào tháng 8. Sản xuất công nghiệp, ngành chế biến - chế tạo trong tháng 9 đã có sự khởi sắc, mở ra hy vọng về khả năng phục hồi và tăng trưởng☂ trở lại trong những tháng cuối năm.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng dự báo tình hình ba tháng cuối năm tích cực hơn. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo cho biết, có 45,6% đánh giá xu hướng sẽ tốt lên, 19% dự báo khó khăn hơn và 35% cho rằn꧙g ổn định.
Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lạc quan nhất với 82,8% dự báo tình hình sản xuất kinh doanh cuối năm ổn định và tốt hơn. Tỷ lệ này ở kh🀅u vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước lần lượt là 81,7% và 80,2%.
Mặc dù Covid-19 và sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn là 🅠những biến số khó dự đoán, nhưng sự khởi sắc trở lại của những động lực tăng trưởng, cùng những dư địa từ đầu tư công và tín dụng, đang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Hiện, Chính phủ đặt mục tiêu GDP năm 2020 tăng 2-ও2,5%. Tại buổi họp báo về๊ kết quả 9 tháng gần đây, một lãnh đạo cấp vụ của Tổng cục Thống kê dự báo: "Tăng trưởng năm nay không chỉ đạt, mà thậm chí còn có thể cao hơn mục tiêu Chính phủ đề ra".
Minh Sơn