"Do dự báo được tình hình nguy hiểm nên UBND tỉnh đã giao chính quyền địa phương chủ động sơ tán ꧑hàng chục hộ dân và phân luồng các xe chạy qua đường tránh nên vụ sạt lở không gây thương vong", Chủ tịch UBND An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết.
Tại hiện trường, đoạn sạt lở hơn 85 m, ăn sâu vào bờ 25 m, cắt đứt khoảng nửa m𝄹ặt đường. Quốc lộ 91 qua khu vực bị phong tỏa.
Để ngăn chặn sạt lở tiếp tục lan rộng, tỉnh An Giang đã ứng trước khoảng 25 tỷ đồng để lấp hố xoáy tại vị trí này. Đồng thời, chính quyền địa phương bố trí lực lượng túc trực tại hiện trường, giúp người dân khu vực bị đe dọa di dời tài sản, ứng phó tình huống xấu nhất xảy ra và đảm bảo an ninh trật t♔ự.
Quốc lộ 91 dài 142 km, nối từ TP Cần Thơ đến cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Năm ngày trước, tại khu vực sạt lở này đã xuất hiệ🌳n vết nứt kéo dài hơn 50 m, ăn sâu vào giữa đường. UBND An Giang đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
"Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch của An Giang và các địa phương lân cận cũng như giao thương với Campuchia. Chúng tôi sẽ báo cáo nhanh về Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan để sớm tìm nguyên nhân và giả🃏i pháp xử lý", người đứng đầu chínhཧ quyền tỉnh An Giang nói.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 562 điểm bờ�✨� sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài 786 km. Mỗi năm 13 tỉnh, thành miền Tây mất 300 - 500 ha đất và hàng chục nghìn hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm do sạt lở. Dự báo những năm tới, xói lở sông, kênh và bờ biển sẽ nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở do đây🤡 là vùng thuộc hạ lưu sông Mekong, đất thấp, mềm yếu, khả năng chịu lực thấp, đồng thời khá bằng phẳng, dễ bị xói lở do tác động của tự nhiên và nhân tạo. Bên cạnh đó, việ♉c khai thác nước ngầm, cát quá mức cũng đang gây sụt lún đất tăng dần trong những năm qua.
Cửu Long