Ngày 25/6, ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre cho biết, diện tích dừa bị sâu gâꦉy hại ở 6 địa phương, gồm Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Bình Đại và TP Bến Tre. Riêng huyện Chợ Lách có diện tích nhiễm cao nhất, 194 ha.
Theo ông Nam, nguyên nhân diện tích vườn dừa bị sâu gây hại tăng đột biến là một số địa phương thống kê chậm, nông dân và cán bộ địa phương chưa quan tâm phòng trừ do tại một số địa bàn 🗹cây d🍌ừa không phải là nguồn thu nhập chính.
Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng cho hay, việc triển khai các giải pháp diệt sâu thời gian qua đã cho hꦆiệu quả. Một số vườn thí điểm phun thuốc diệt sâu bằng các chế phẩm có nguồn gốc thực vật, hiệu quả 60-90%, đang tiếp tục phun đợt 2 để giảm thiểu khả năng tái nhiễm.
Do cây dừa cao, trồng dày nên gây khó khăn trong quá trình phun xịt. Ngoài ra, việc thiếu nhân công phu🎐n thuốc, mưa nhiều cũng ảnh hưởng tiến độ thực hiện.
"Chi cục cũng phối hợp với Đại học Nông Lâm TP HCM dùng các biện pháp sinh học như thả ong ký sinhᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ và bọ đuôi kìm diệt sâu", ông Nam nói và cho biết, với cách này, tại một số vườn dừa ở Mỏ Cày ꦗBắc và TP Bến Tre, mức độ sâu gây hại có giảm và chưa lây lan sang các vùng lân cận.
Bến Tre có trên 70.000 ha dừa, chiếm 80% diện tích dừa miền Tây và 50% dừa cả nước. Khoảng 800.000 dân trong tỉnh (1,3 triệu dân) dựa vào thu nhập từ cây dừa để ổn định kinh tế gia đình. Từ tháng 8 năm ngoái, sâu đầu đen xuất hiện tại một số diện tích, sau đó lan rộnꦚg toàn tỉnh.
Sâu đầu đen có tên khoa học Opisina arenosella Walker, nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trên thế giới, loài côn trùng đã được ghi nhận tại 16 nước. Do độ tuổi sâu non lên đến 40 ngày so với 10-30 ngày ở các loài gây 🌄hại khác, nên khi chúng ở chỗ nào sẽ ăn hết chỗ đó, làm cây chết hàng loạt.
Hoàng Nam