Phó giáo sư, tiến sĩ V👍ũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chiều 17/8 cho biết như trên. Theo phó giáo sư Thiểm, ở giai đoạn hai, nhóm nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia thử nghiệm, chấp nhận người có bệnh mạn tính đã điều trị ổn định từ ba tháng trở lên, đang duy trì thuốc điều trị.
Hiện công tác khám sàng lọc và tuyển tình nguyện viên vẫn được thực hiện. Ngày 18/8, nhóm nghiên cứu bắt đầu tiêm vaccine cho người tham gia 🙈thử nghiệm. Dự kiến mỗi ngày 60-80 người được tiêm mũi một, hoàn tất tiêm mũi một p🅰ha 2 cho 375 trong vòng 6 ngày. Mỗi người phải ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm và xử trí cấp cứu nếu có phản ứng phản vệ.
Covivac là vaccine Covid-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) nghiên cứu, phát triển, là vaccine thứ hai thử nghiệm trên người tại Việt Nam. Vaccine thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai trên 375 người tại ba xã gồm Min♔h Lãng, Việt Hùng và Bách Thuận của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, bắt đầu từ 11/8. Các tình nguyện viên chia l𓂃àm ba nhóm gồm 18-39 tuổi, từ 40 đến 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. Mỗi nhóm khoảng 125 người, tỷ lệ nam nữ tương đối cân bằng. Có hai mức liều thử nghiệm là 3 mcg, 6 mcg và sử dụng tiêm vaccine Covid-19 đã cấp phép để đối chứng.
Vaccine Covivac được bào chế dựa trên công nghệ nuôi cấy virus trên tế bào phôi gà và chủng virus do Mỹ c♛ung cấp. Công nghệ trứng gà có phôi là nuôi cấy virus trong trứng gà đã hình thành phôi, rồi hút lấy virus sau khi đã nhân lên để tinh chế, lọc tách, bất hoạt, không còn khả năng gây bệnh và đưa vào bào chế vaccine. Đây là công nghệ sản xuất vaccine cổ điển, từng được IVAC ứng dụng sản xuấtꩲ nhiều vaccine khác, ví dụ vaccine cúm mùa, A/H5N1.
Chi Lê