Với diện🦹 tích khoảng 3,94 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước, những năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác nông nghiệp, vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, là bài toán khó mà ngành chức năng đang nỗ lực đi tìm l▨ời giải.
Thống kê của ngành chức năng tỉnh An Giang - một địa phương trọng điểm lúa thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát sinh do hoạt động trồng lúa trên địa bàn tỉnh trung bình là gần 1kg/ha/năm; hoạt động trồng cây hàng năm khác là 0,72 kg/ha/năm và trồng cây lâu năm là 0,4 kg/ha/năm. Tại An Giang, với diện tích đất trồng lúa hơn 550.000 ha/năm, đất trồng cây hàng năm khác là hơn 25.000 ha/năm, đất trồng cây lâu năm ཧlà hơn 30.000 ha thì lượng bao bì, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phát sinh là gầ𝓰n 500 tấn/năm.
Đổi rác lấy quà
Tìm giải pháp xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật không chỉ là vấn đề của riêng An Giang mà của nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, cùng với nỗ lực từ các ngành chức năng, rất cần sự chung tay của doanh nghiệp và chính bà con nông dân tro🎉ng việc xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trên đồng ruộng, xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp. Chiến dịch "Môi trường sạch - Cuộc sống xanh" của Syngenta là một trong những hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu đó.
Không chỉ đến với Hậu Giang, năm nay, chiến dịch của Syngenta còn phủ sóng ở 6 địa phương💮 khác trong khu vực là Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long.
Tham gia chương trình, bà con sẽ thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đ♉ã qua sử dụng bị vứt ngoài đồng ruộng, ở những nơi công cộng... để mang đến một trong số 36 điểm quy đổi tại 36 xã ở 7 địa phương này và đổi l༺ấy những phần quà thiết thực.
Việc thu gom bao bì trên đồng ruộng là một hành động nhỏ nhưng có thể góp phần từng bước t𝐆hay đổi nhận thức của bà con về vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm, ꧋vì sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng xung quanh.
Sau gần một tháng phát độn💯g và hai ngày diễn ra chiến dịch, đã có hơn 8.000 lượt nông dân tham dự chương trình và gần 40 tấn vỏ chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom và tiêu hủy an toàn. "Tất cả vỏ bao bì thu được s𒅌ẽ tập kết và xử lý theo đúng tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe và môi trường của Syngenta toàn cầu", đại diện Syngenta chia sẻ.
Xây dựng cuộc sống xanh
Trực tiếp tham gia chương trình cùng bà con nông dân, ông Đặng Thanh Phong – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang chia sẻ: Thuốc bảo vệ thực vật là công cụ qu𒀰an trọng của bà con nông dân giúp bảo vệ cây trồng trước dịch hại, bảo vệ năng suất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, một số bà con nông dân có thói quen bỏ các bao bì, vỏ chai ở đồng r🌜uộng hoặc sông ngòi. Một số bà con không biết tác hại của việc này đối với môi trường cũng như cuộc sống.
Thời gian qua, chi cục đã tích cực tuyên truyền để bà con nhận thức được những tác hại từ thói quen tiện đâu vứt đó. Tuy nhiên, phải khi tận tay thu gom bao bì, chai lọ trên đồng ruộng, bà con mới càng thấm thía ý nghĩa của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toànꦍ, có trách nhiệm, vì sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng xung quanh.
Trước khi đến với một loạt địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, "Môi trường sạch, cuộc sống xanh" đã đến với bà coꦆn ở nhiều địa phương trên cả nước. Hoạt động này là một phần cam kết "Giúp mọi người khỏe mạnh và an toàn♋" thuộc Chưcng trình Phát triển Bền vững của Syngenta toàn cầu, trong đó cam kết huấn luyện an toàn lao động cho 8 triệu nông dân từ nay đến năm 2025, đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Qua 7 năm tổ chức tại 15 tỉnh thành phố trên cả nước, tổn🦩g cộng đã có khoảng 14.000 nông dân tham gia chương trình, thu gom được gần 80 tấn vỏ chai𒀰 lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đem đi tiêu hủy.
Không chỉ cùng bà con bảo vệ môi trường, trong dịp này, với tinh thần chia sẻ với cộng đ🗹ồng, Syngenta cũng trao tặng 360 phần quà trị giá hơn 100 triệu đồng cho bà con nông dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, giúp b🍌à con sớm ổn định cuộc sống, an tâm sản xuất.
Chia sẻ về mục đích của Syngenta khi thực hiện chương trình, ông Trần Thanh Vũ – Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam cho biết: Song song với các hoạt động thương mại, tập đoàn cam kết mạnh mẽ đối với đời sống của nông dân và tương lai của ngành nông nghiệp thông qua chương trình Phát triển bền vững. "Cụ thể hóa chương trình này, chúng tôi tiếp sức cho các nông hộ nhỏ v🍰à bảo vệ an toàn cho con người thông qua việc tổ chức chương trình ‘Môi trường sạch, cuộc sống xanh’ đều đặn hàng năm. Chúng tôi cũng hy vọng bắt đầu từ những hành động nhỏ, chúng ta sẽ góp phần xây nên cuộc sống xanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp", ông Trần Thanh Vũ nói.
Thế Đan (Ảnh: Syngenta Việt Nam)