VCCI và WB đã thực hiện khảo sát với gần 10.200 doanh nghiệp (gần 85% thuộc khối tư nhân trong nước, còn lại là FDI) về tác động của Covid-19. Tại buổi c✤ông bố báo cáo này sáng 12/3, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI đánh giá, đại dịch nhìn chung tác động rất tiêu cực đến cộng đồng doanh nghiệp.
87,2% tham gia khảo sát cho biết chịu ảnh hưởng lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực; 11% nói không bị ảnh hưởng gì và 2% ghi nhận tích cực. Trong đó, các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ chịu ảnh hưởng tiêu cực🅰 nhiều hơn cả.
Nếu tính theo ngành, doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất là may mặc (97%), thông tin truyền thông (96%), sản xuất thiết bị điện (94%). Một số ngành có tỷ lệ chịu tác động thấp hơn nhưng vẫn dao động quanh mức 80% như bất động sản,🎉 khai khoáng. Với khối FDI, doanh nghiệp ở các ngành bất động sản, thông tin truyền 🅷thông, nông nghiệp/thuỷ sản chịu tác động lớn, trên 95%.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các khó khăn lớn nhất với doanh nghi🍰ệp trong đại dịc𝓰h là tiếp cận khách hàng, dòng tiền, lao động và chuỗi cung ứng...
Ngoài ra, để cầm cự trước dịch bệnh, 35% doanh nghiệp tư nhân và 22% doanh nghiệp FDI đã phải cho người lao động nghỉ việc. Trong đó, các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, siêu nhỏ là nhóm thực hiện biện pháp này cao nhất, lần lượt ở mức 36% và 35%. Với khối FDI, 26% doanh nghiệp quy mô vừa và 32% doanh nghiệp 🧸quy mô lớn phải cho một lượng lao động nhất 🥀định nghỉ việc.
Về biện pháp hỗ trợ của Chính phủ trong Covid-19, các doanh nghiệp cho hay dễ tiếp cận hơn cả là các chính sách như gia hạn đóng thuế thu nhập doan🎀h nghiệp, gia hạn đóng thuế giá trị gia tăng... Đây cũng là các chính sách được doanh nghiệp đánh giá cao nhất về tính hữu ích. Trong khi đó, gói vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động được đánh giá là khó tiếp cận nhất dù họ thấy rất cần thiết.
Phân theo khu vực kinh tế, doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa hoặc lớn có xu hướng dễ tiếp cận các chính sách hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân thấy chính sách hữu í🦩ch với họ hơn là các doanh ♍nghiệp FDI.
Theo các doanh nghiệp được khảo sát, ngoài các biện pháp đã có, Chính phủ cần đến những giải pháp lâu dài hơn, như tăng cườn🅠g đầu tư công, hoàn thiện các công trình hạ tầng, thực hiện các gói kích cầu cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi.
Doanh nghiệp cũng cho rằng các chính sách kinh tế vĩ mô trong dài hạn cần quan tâm phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với ngư🔯ời tiêu dùng. Khá nhiều doa൩nh nghiệp đã bày tỏ quan tâm đến cải thiện hệ thống pháp luật và tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh.
Từ các kiến n꧙ghị của doanh nghiệp, VCCI đề xuất cần các bộ, ngành, địa phương cải thiện khâu thực thi chính sách hỗ trợ. Đơn cử các đơn vị chức năng cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về ღcác thủ tục, quy trình; có những điều chỉnh, hỗ trợ phù hợp khi xảy ra vướng mắc, đặc biệt là với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ.
Các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu, áp dụng thêm một số biện pháp mà các quốc gia khác đang áp dụng như hỗ trợ tài chính cho các doanh nghi꧑ệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao; chi phí đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động; xây dựng chính sách phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ theo hướng bớt lệ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, giảm tình trạng gia công đã kéo dài quá lâu...
Bên cạnh đó, VCCI cũng nhấn mạnh, Covid-19 đang tạo cho Việt Nam cơ hội để làm việc này khi các quốc gia đối tác lớn như Nhật, Mỹ, EU, Australia... đang tìm kiếm nơi chuyển một phần nguồn cung cho các chuỗi của họ ra kh🅰ỏi Trung Quốc.
"Với một số FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, Việt Nam càng có cơ hội được chọn, nếu Chính phủ có chính sách, mục tiêu rõ ràng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Việt Nam 🍒và thu hút đầu tư từ các đối tác trên vào những ngành nghề, lĩnh vực ưu ༺tiên", phía VCCI lưu ý.
Đức Minh