Bà nguyên là giáo viên của Trường tiểu học Quang Trung (t♔hành phố Hạ Long), nghỉ mất sức từ năm 1987. “Nhưng nghỉ dạy rồi mà 🦄có yên đâu, bọn trẻ làng chài thất học nhiều quá. Thôi thì đã trót mang vào mình cái nghiệp sư phạm, lại phải đứng lên bục giảng thôi!”, bà Lưu Thị Liên kể lại.
Mái trường 8 m2
Gần 100 hộ dân sống bằng nghề chèo đò, đi câu, sửa chữa thuyền bè… sống tập trung về cảng cá thuộc phường Hồng Hà. Hầu hết gia đình này không có hộ khẩu tại thành phố Hạ Long nên việc đưa con đến trường rất khó khăn. Khó khăn hơn nữa là không đứa trẻ nào có giấy khai sinh vì bố mẹ đều sinh con trên biển. Những hộ này lại rất nghèo, đến quần áo sắm cho con còn thi♛ếu thốn huống chi là sắm sách giáo khoa, vở bút.
“Có nhà chỉ sắm được một bộ quần áo dài cho cả hai con đi học. Thằng anh đến lớp buổi sáng thì bಌuổi chiều đứa em lại 🍸mặc bộ quần áo đó đến lớp, thương lắm!”, bà Liên kể.
Năm 1999, bà Liên quyết định tìm về sống cạnh 🐎xóm chài nghèo và mở lớp miễn phí. Ông chồng vốn là giáo viên cấp 3 trường chuyên của thành phố Hạ Long gật đầu ủng hộ. Ông bảo: “Chỉ lo sức khỏe của bà không kham được việc thôi”. Do nhà chật khó bố trí chỗ dạy học, bà Liên chuyển giường ngủ của ông bà ra phòng khách để dành căn phòng ngủ rộng chừng 8 m2 làm lớp học.
Bà giáo Lưu Thị Liên dạy các cháu nhỏ làng chài tập viết tại “phòng ngủ - lớp học tình thương” của bà. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
Lớp học của bà Liên có đủ các lứa tuổꦆi 6-14, có đứa 14 tuổi chỉ học lớp 1, nhưng cũng có em 7 tuổi lại học lớp 2. Bà Liên cho hay “đầu vào” của lớp đa dạng lắm, nhưng học sinh của bà đều rất ngoan và chăm học.
Từ sáng sớm, các thuyền cá cập bến, cũng là lúc bọn trẻ được bố mẹ cho cắp sách lên bờ đi học, có đứa đến lớp mà quần áo vẫn tanh nồng mùi cá vì đêm qua phải thức giúp bố𝐆 mẹ câu hải sản trên biển. Từ ngoài ngõ vào nhà những tiếng ríu rít thanh thanh cất lên: “Cháu chào bà ạ, chúng cháu chào bà ạ!”.
Chỉ mong các cháu đỡ khổ
Mấy năm gần đây, thấy bà giáo cực nhọc vì suốt ngày dạy chữ cho con em mình, dân làng chài đã bàn nhauꦯ tùy tâm đóng góp cho bà gọi là “học phí”, người thì 2.000 đồng, người 5.000 đồng để mua sách vở, bút mực cho bọn trẻ.
Bà Liên nói hiện nay bà chỉ dạy các cháu đến lớp🏅 4, khi các cháu đọc thông, viết thạo và làm tốt các phép♕ tính thông thường là đủ điều kiện “tốt nghiệp lớp học tình thương”.
Anh Nguyễn Văn Thành, ngư dân của làng chài ven biển Cột 5, cho hay quê anh ở tận đảo Hà Nam (Yên Hưng, Quảng Ninh), phần đông các gia đình làng chài bên bờ vịnh Hạ Long phải kiếm sống rất vất vả, nay đây mai đó nên muốn cho các cháu đến trường cũng khó. Vì vậy gia đình anh cũng nhiều như gia đình khác ở làng chài ꧒đều “muốn cho con biết chữ, chứ không thì khổ như bố mẹ chúng!”.
Cháu Nguyễn Văn Tuấn, 13 tuổi, 🦄là con của anh Thành đang học lớp 2 của bà Liên, lại có mo💜ng ước khác: “Cháu muốn học lên để làm thày giáo nhưng bà Liên chỉ dạy đến lớp 4 thôi. Cháu muốn học lên nữa nhưng bố mẹ cháu bảo rằng học ở trường tốn tiền lắm!”.
Gần 10 năm qua, lớp học nhỏ bé bên bờ vịnh Hạ Long đã “đào tạo” được hơn 100 trẻ em xóm chài biết đọc, biết viết. Có nhiều người hỏi sao bà không mở trường tư thục để thu học phí. Bà Liên đáp: “Tôi là giáo viên xin nghỉ mất sức, đáng lẽ không được làm gì nữa, nhưng thấy các cháu vất vả quá thì bảo ban thêm, chỉ mong các cháu có được🔴 cái chữ, cái nghĩa sau này có thêm cơ hội vào đời”.
(Theo Tuổi Trẻ)