Tại b♍uổi họp báo sáng nay, nghệ nhân Lê Huy Đắc (Công ty mỹ nghệ Đông Sơn🐎) cho biết, 2.000 viên đá ruby tự nhiên đã được nhập từ châu Phi về làm mắt rồng. Sau khi chế tác từ đá thô, mỗi mắt rồng nặng hơn một cara, có giá hơn 100 USD. Chi phí làm mỗi con rồng khoảng 800 USD.
Rồng Thăng Long được điểm nhãn bằng đá ruby, miệng ngậm châu. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia văn hóa, nhà nghiên cứu🉐 lịch sử, sản phẩm được đặt tên là "Rồng Thăng Long". Theo nghệ nhân Lê Huy Đắc, với tên gọi này, sản phẩm thể hiện rõ nét những giá trị văn hóa và lịch sử, đánh dấu sự kiện 1000 năm Thăng Long.
Hai sản phẩm tiêu biểu, hai mốc son của lịch sử tương ứng với số 1 và 1.000 (năm vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô và năm đại lễ 1000 năm) để tổ chức đấu giá từ thiện và xây dựng Quỹ "Vì văn hóa Thăng Long". Ngoài ra, từ tháng 7 công ty Đông Sơn sẽ tiếp nhận đă♓ng ký sở hữu sản phẩm cho khách hàng có nhu cầu.
Hình tượng rồng gấp khúc nhiều lần, thân mảnh mai, thanh thoát và đầy khí phách là đặc trưng của mẫu vật rồng thời Lý, do chính người Việt sáng tạo ra. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Theo các nghệ nhân, toàn bộ 1.000 con rồng được đúc bằng đồng nguyên chất, hai mắt gắn đá quý, dựa trên nguyên mẫu rồng thời Lý. Mỗi sản phẩm nặng 3-3,5 kg và được gắn🅘 số từ 1 đến 1.000 biểu trưng cho 1000 năm Thăng Long. Mỗi🦋 rồng sẽ có một giấy chứng nhận xuất xứ riêng nhằm khẳng định yếu tố quý giá và đặc biệt.
Dự kiến toàn bộ sản phẩm sẽ hoàn thành vào đầu tháng 9. ღTrước đó, lễ khởi đúc được tไhực hiện vào đầu tháng 3.
Theo ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, việc đúc 1.000 con rồng thời Lý làm quà lưu n🌠iệm đặc biệt mừng đại lễ là hoạt động góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thủ đô ngàn năm văn hiến; giới thiệu đến du khách quốc tế và nhân dân cả nước những tinh hoa làng nghề tru༒yền thống của Hà Nội.
Do chưa xác định được số lượng rồng sẽ dùng để biếu tặng nên trước 𝔍mắt công ty Đông Sơn chỉ dự định bán đấu giá hai sản phẩm gắn số ✨1 và 1.000.
Nguyễn Hưng