Tôi d🍷ùng bằng lái xe B2 của Việt Nam và một bằng lái quốc tế (ghi rõ, bằng lái hạng B được phép lái xe con du lịch (motor car), tải trọng đến 3,5 tấn và có không quá 8 chỗ ngồi). Ở châu Âu, chiếc xe tôi thuê để tự lái được coi là mobihome, một loại xe chuyên dùng để du lịch dã ngoại (xe motorhome Box Star Knaus của hãng Fiat, Italy, kích thước bên ngoài bằng chiếc Ford Transit, hoặc Mercedes Sprinter), số sàn, máy dầu dung tích 3.2 lít.
Trước khi sang châu Âu, tôi thương thảo hợp đồng thuê xe với một hãng cho thuê xe lớn, có uy tín ở miền Nam nước Đức. Tôi có thể dùng bằng B2 do Việt Nam cấp để điều khiển xe thuê và họ đã xác nhận bằng lái của tôi phù hợp để thuê chiếc Box Star Knaus nói trên. Sở dĩ họ coi chiếc xe tôi thuê là dưới 8 chỗ ngồi, là vì xe tuy chỉ có giường dành cho hai người ở 𒁏cuối xe, nhưng trong xe cũng có tất cả 4 ghế ngồi, có trang bị dây an toàn. Hai chiếc ở giữa xe, ngay trước phòng tắm - toilette và hai chiếc khác, gồm ghế lái và ghế phụ xe, mà có thể xoay 180 độ về phía sau để thành 2 trong 4 ghế "dự tiệc" ở chiếc bàn có thể gấp gọn ở giữa xe. Tức là về lý thuyết, xe đó có thể chở đến 8 người một cách hợp pháp.
Bản thân tôi chỉ có kinh nghiệm 10 năm với Toyota Vios số sàn.♔ Vì vậy mà theo lời k🔜huyên của bạn bè là Việt kiều ở Đức và người của công ty sẽ cho tôi thuê xe, tôi đã phải làm khá nhiều việc về mặt thực hành.
Đầu tiên là chế độ rèn luyện thể lực (tôi vốn là dân văn phòng) bằng nhiều hình thức tập luyện, nâng cao thể lực kéo dài đến cả hơn sáu tháng trước khi đi. Tiếp theo là việc tập lái xe cỡ khá lớn ra đường với chiếc Ford Everest hay Toyota Fortuner. Tôi đã đi nhiều chuyến TP HCM - Đà Lạt🌼 trên hai loại xe này. Phải công nhận tuyến đường đa địa hình nói trên vô cùng thích hợp cho việc rèn luyện để nâng cấp thể lực và kỹ năng lái xe, đặc biệt là xe từ SUV trở lên.
Khi sang Đức, tôi đã dành hẳn 2 ngày tập lái chiếc sedan Audi số sàn của một người bạn, có anh ấy ngồi bên cạnཧh, qua các tuyến đường từ liên huyện chỉ có hai làn đường trái chiều không có dải phân cách (giới hạn 80-100 km/h), đến cao tốc không hạn chế tốc độ. Tôi từng lái xe ở làn ngoài cùng, bên trái của cao tốc không hạn chế tốc độ (Freeway) tới 170 km/h, nhưng chỉ dám liều trong 3-4 phút thôi, vì quá sợ, rồi phải vào ngay các làn trong, bên phải. Trong khi đó, xe người ta cứ lao vút qua chúng tôi, không dưới 200 km/h.
Chưa hết, để có thể tự tin lái chiếc Box Star ra đường, tôi lại phải thuê một chiếc xe van Mercedes chở hàng ở Đức mà có kích thước bằng chiếc Ford Transit 16 chỗ để tập lái trong cả một ngày. Phải công nhận, đღợt tập huấn nói trên đã làm cho tôi từ một tay lái chuyên xe sedan cỡ nhỏ trở thành một bác tài Ford Transit tạm đủ tiêu chuẩn ra đường ở châu Âu. Tôi đã trang bị tương đối đầy đủ kỹ năng lái xe kích thước lớn, quy định của luật giao thông, và hầu như tất tần tật những điều cần lưu ý khi đi trên đường ở châu Âu. Chớ nên coi thường, việc lái xe ở châu Âu khác nhiều so với lái ở Việt Nam đấy nhé.
Trên các đường cao tốc châu Âu, cứ cách 50 km lại có một trạm dừng chân để du khách ghé vào nghỉ ngơi, đổ nhiên liệu, cà phê, đi vệ sinh... Tuy nhiên, những trạm dừng chân nói trên lại không cho phép "đổ thùng" (xả nước thải sinh hoạt) và nạp thêm nước sạch. Ở các khu cắm trại (Camping area) luôn có chỗ xả nước thải, chỗ đổ chất thải sinh hoạt. Nước thải khi nấu nướng, đánh răng rửa mặt và tắm sẽ được c🎶hứa trong thùng riêng, ở dưới gầm xe. Khi xe vào khu cắm trại, sẽ có chỗ miệng cống chuyên dùng để bạn xả nước này xuống đó.
Trong xe cũng có thùng nhỏ, dung tích chỉ khoảng 10-🌳12 lít để chứa chất thải sinh hoạt, nên khi vào camping bạn sẽ phải tháo cái bình đó ra để tự tay xách thùng đó đi đổ chất thải vào đúng nơi quy định, thường là đổ thẳng vào toilette của trại.
Một khi đã vào đến campi🐬ng area, thì bạn không nên sử dụng nhà tắm/toilette trên xe nữa, để tránh hao tốn nước sạch và sớm làm đầy các thùng chứa chất thải khi không cần thiết. Ở camping nào cũng có nhà tắm công cộng có n🐎ước nóng/lạnh và bạn phải trả tiền bằng cách mua mấy đồng xu nhét vào máy cấp nước. Đi toilette thì... miễn phí. Họ cũng có phòng giặt, với các máy giặt có thu tiền để bạn sử dụng.
Cũng gần giống như ở Việt Nam, một số chủ xe motorhome ở châu Âu tự "độ" từ những chiếc SUV, hay thậm chí từ sedan cỡ lớn thì phải chấp nhận xe không có điện, nước, tủ lạnh, không có khu bếp và khu vệ sinh trong xe, vì thế mà họ đành phải chấp nhận bữa ăn💙 "ba♛bercue", nấu nướng ở ngoài trời, ăn đồ khô, hay ăn nhà hàng khi xe vào khu cắm trại.
Ở châu Âu có luật rất hay, khi bạn đi du lịch bằng motorhome mà tình cờ nhìn thấy bãi cỏ xanh bên hồ tuyệt đẹp thuộc khu đất của người địa phương, bạn hoàn toàn có quyền đậu xe, cắm trại ở đó trong vòng 24 giờ, không phải xin phép. Nhưng trước khi bạn rờ𒉰i đi, thì chỉ phiền bạn dọn thật sạch sẽ mặt bằng để trả lại nguyên trạng cho chủ nhà. Ở đó bạn có thể tắm hồ, khỏa thân cũng được, nhưng đi vệ sinh, nhất là "đi nặng", thì bắt buộc phải làm trong xe của bạn.
Sinh hoạt trong xe, kể cả không gian nội thất và đồ đạc đều đã được thiết kế rất hợp lý, nhưng vẫn khá chật ch💙ội, làm cho bạn có thể va phải các góc cạnh, hay bị cộc đầu khi đi thẳng người. Chỉ riêngꦺ khu vực dành cho tài xế là theo tiêu chuẩn như mọi xe khác. Sống trong motorhome lúc đầu chưa quen sẽ rất bất tiện, thậm chí nhiều khi làm bạn phát cáu, vì sự thiếu thoải mái. Nhưng một khi đã bị cộc sưng đầu, bầm tím đầu gối và hoặc khuỷu tay vài lần thì rồi cũng phải quen thôi...
Các khu camping ở châu Âu có đủ mọi thứ, từ TV màn ảnh rộng, quán cà phê, siêu thị, khu tắm giặt đến nhà hàng... Các camping thường được xây dựng ở ngoại ô các khu du lịch, khu đô thị lớn, như: Venise, Milano (Italy), Zurich༺ (Thụy Sĩ), Paris (Pháp), Amsterdam (Hà Lan⛦)... Sau khi đậu xe, ăn uống, nghỉ ngơi ở camping, khách du lịch có thể đi xe bus, tàu điện nổi, ngầm rất sạch sẽ và tiện lợi để vào trung tâm thành phố vui chơi, mua sắm cả ngày rồi tối lại quay về, gần giống như dân cư địa phương sống ở ngoại ô mà làm việc trong nội đô vậy.
Chúng tôi đã ký một hợp đồng thuêﷺ motorhome theo mẫu do bên cho thuê soạn sẵn với song ngữ Anh-Đức. Trong hợp đồng họ quy định rất chi tiết, làm mình rất khó có thể thương lượng, "Take it, or Leave it – Thuê thì ký, còn không thì ...biến", vậy thôi. Họ cũng bắt phải ký quỹ cho những hư hỏng xe do va quệt, hư hỏng trang thiết bị theo xe hay các khoản phát sinh mà người sử dụng xe phải trả thêm ngoài tiền thuê xe.
Dĩ nhiên, trong phí thuê xe luôn luôn đã có bao gồm phí bảo hiểm thân vỏ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, với một hợp đồng bảo hiểm tương ứng kèm theo hợp đồng chính. Điều này khác hẳn ở Việt Nam, ngay cả trong trường hợp bạn thuê xe thường để tự lái về quê dịp lễ, Tết. Ở đây, một khi bên thuê đã mua bảo hiểm cơ bản, thì bảo hiểm sẽ đền hết. Tuy nhiên, bên thuê vẫn phải ký quỹ một khoản tiền, khoảng vài ngàn EUR, để bảo đảm chi trả cho các khoản phạt vi phạm, hay các khoản khác do lỗi của bên thuê xe tro💖ng khi đi đường.
Trong chuyến đi qua châu Âu của chúng tôi, tôi bị hai khoản phạt, một là do chạy quá tốc độ bị ghi hình bằng camera ở Hà Lan (có giấy phạt của cảnh sát bên đó gửi về cho chủ xe) và một lần bị giấy báo đi nhầm cửa (lane) để qua trạm thu phí ở Italy (không được trả tiền mặt mà chỉ d😼ùng thẻ riêng của nước họ), giấy đó yêu c𓆏ầu thanh toán bằng chuyển khoản tiền phạt đã được gửi rất nhanh về Đức cho chủ xe để nộp phạt giùm chúng tôi, rồi chủ xe đòi lại, cộng thêm 20% "công" nộp phạt thay tôi, khi tôi trả xe.
Độc giả Nguyễn Thanh Tuân