Các nhà nghiên cứu tạo ra gan ngỗng bằng cách lấy tế bào từ một trứng đã thụ tinh và nuôi bằng dưỡng chất mà vịt được cho ăn, bao gồm protein, amino axit và chất béo. Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả là sản phẩm giống gan ngỗng truyền thống với vị ngon và ngậy mà không🦄 vi phạm đạo 💎đức.
Gan ngỗng làm từ gan của vịt hoặc ngỗng bị nhồi ăn trở thành món ăn cấm kỵ sau nhiều năm các nhà hoạt động vì quyền động vật phản đối cách sản xuất. Tuy nhiên, công t🌱y khởi nghiệp Gourmey ở Pháp cho biết lựa chọn thay thế nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể xua tan những lo ngại về vấn đề đạo đức. Công ty không tiết lộ tại sao họ sử 🥀dụng trứng vịt thay cho trứng ngỗng nhưng mà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Nicolas Morin-Forest giải thích quá trình tạo ra gan ngỗng nhân tạo.
"Trong trứng có tế bào gốc. Chúng có khả năng phân chia và nhân lên miễn là ở trong môi trường phù hợp", Morin-Forest nói. "Chúng tôi đã tách tế bào gốc từ trứng và cung cấp một môi trường k𝕴iểm soát mô phỏng môi trường của trứng. Sau khi nạp chất dinh dưỡng giống như trong thức ăn dành cho vịt, tế bào nhân lên như ở trong trứng. Tiếp đó, bạn điều chỉnh chất din𓆏h dưỡng để thúc đẩy loại tế bào mong muốn. Nếu muốn tế bào gan, bạn hãy điều chỉnh lượng dinh dưỡng nạp vào và tế bào sẽ phản ứng lại. Chúng tôi thu hoạch tế bào cơ bắp, tế bào chất béo hoặc tế bào gan và tạo ra sản phẩm".
Một đầu bếp Michelin đến từ Aquitaine, vùng nổi tiếng với gan ngỗng, gần đây đã thử gan ngỗng của Gourmey và cho biết ông không thể tìm ra điểm khác biệt. Với trụ sở ở Paris, Gourmey là một trong những công ty sản xuất thịt từ tế bào, hy vọng cung cấp nhiều giải pháp bền vững thay thế thịt chăn nuôi truyền thống. Morin-Forest và cộng sự lựa chọn gan ngỗng để thử nghiệm bởi mó💞n ăn này bị cấm ở nhiều nơi, bao gồm New York bà California. Điều đó có thể thúc đẩy nhiều người tìm kiếm lựa chọn thay thế.
"Từ cùng lo💜ại tế bào, chúng tôi tạo ra bất kỳ sản phẩm thịt gia cầm nào. Công ty hy vọng có thể mở rộng ngoài thức ăn nhà hàng trong nỗ lực cung cấp giải pháp bền vững cho nhu cầu thịt trên toàn cầu", Morin-Forest chia sẻ.
An Khang (Theo Mail)