Gánh hàng lậu về nơi tập kết. |
Theo Chi cục Quản lý thị truờng TP HCM, chỉ riêng trong hai tháng 11 và 12/2000, chi cục đã lập biên bản và bắt giữ gần 400 vụ vi phạm về hàng ngoại nhập lậu, hàng cấm cũng như vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả. Theo ông Huỳnh Tấn Phong, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP HCM, hai mặt hàng chính được các con buôn vận chuyển nhiều nhất vẫn là thuốc lá và rượu ngoại, nhất là vào những ngày cận Tết này. Tại chợ thuốc lá Học Lạc (quận 5), tình hình bên ngoài trông chẳng có vẻ gì là sôi động và náo nhiệt, nhưng nếu khách hàng nào có nhu cầu thì sẽ được chào mời không thiếu một loại thuốc lá ngoại nhập lậu nào, từ những loại đắt tiền như 555, Dunhill, Marlboro... cho đến Jet, Hero. Nơi đây đã được mọi người ví von là “Thế giới ngầm của thuốc lá ngoại nhập lậu”.
Ngược hẳn với chợ thuốc lá, nơi hoạt động mua bán có phần nào kín đáo, khu vực đường Nguyễn Thông - nơi bày bán các loại rượu ngoại thì lại công khai và khá tấp nập. Các loại rượu thuộc diện quy định dán tem nhập khẩu được bày chễm chệ trên các kệ hàng như đang trêu ngươi các đơn vị QLTT. Chủng loại rượu thì cũng vô cùng đa dạng, rẻ thì có Jonny Walker chỉ 210.000-230.000 đồng/chai, còn cao cấp thì có loại Remy Martin, X.O giá cũng từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/chai. Có điều, theo ông Trần Đình Thọ, Phó Giám đốc Sở Thương mạiℱ TP HCM, các loại rượu ngoại được bày bán trên thị trường hiện nay tuy bên ngoài có dán tem của Nhà nước hẳn hoi nhưng bên trong lại là rượu “dỏm” 100%. Điều nꦇày không những chỉ làm người tiêu dùng mất tiền mà còn làm tổn hại đến sức khỏe của họ.
Ngoài các loại hàng trên, gần đây tại TP HCM đã xuất hiện một loại hàng hóa đã bị Nhà nước cấm từ nhiều năm nay, đó chính 🎃là pháo. Trung tuần tháng 12-2000, lực lượng quản lý thị trường và công an sau một thời gian theo dõi đã phát hiện tại bến xe miền Đông 15.800 vòng pháo T🐬rung Quốc nhập lậu. Tại huyện Bình Chánh, đội QLTT cũng đã bắt quả tang và tạm giữ hơn 7.000 viên pháo nổ không ngòi cùng 3.360 viên pháo hoa giấy. Theo các cơ quan chức năng, số hàng này được vận chuyển từ miền Bắc vào.
Thêm vào đó, tại một số cửa hàng kinh doanh, nhà sách và siêu thị tại TP HCM vẫn công khai bày bán các loại hàng hóa thuộc điện quy định dán tem nhập khẩu nhưng lại không dán tem như nồi cơm điện, tivi, ℱđầu máy VCD... còn nếu có dán tem thì cũng dùng những thủ đoạn như dùng tem xoay vòng. Đặc biệt thời gian gần đây đã xuất hiện 7 loại tem hàng điện tử nhập khẩu được dán trên hàng điện m♍áy với cùng một số sêri.
Cùng với các hoạt động buôn lậu, các cơ quan chức năng của TꩲP HCM hiện nay đang phải vất vả trước nạn hàng gian, hàng giả cũng như các vụ vi phạm nhãn hiệu hàng hóa. Trên thị trường hiện nay, mặt hàng bị vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nhiều nhất vẫn là꧑ quần áo may sẵn. Những loại quần áo này có chất lượng thấp nhưng lại dùng các nhãn mác của các công ty nước ngoài đã đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam nên gây khó khăn cho người tiêu dùng mỗi khi mua sắm.
Có thể nói hàng lậu, hàng giả đang tràn ngập thị trường TP HCM, còn lực lượng chống buôn lậu dù đã cố gắng hết sức nhưng cũng chỉ như “muối bỏ bể”.
Thủ đoạn ngày một tinh vi hơn
Trước sự tấn công chống buôn lậu ráo riết của các cơ quan chức năng, các con buôn cũng sử dụng đủ mọi thủ đoạn tinh vi nhằm luồn lách để dễ bề hoạt động. Hoạt động của bọn này không khi nào theo quy luật nhất định mà thường xuyên thay đổi theo giờ giấc cũng như các tuyến đường vận chuyển hàng hóa. Sau khi một vài điểm chứa hàng tại các bến xe, bãi đậu xe trong nội thành bị động, các con buôn đã nhanh chóng chuyển địa bàn hoạt động ra các quốc lộ ở ngoại thành. Tại đây họ dùng xe gắn máy làm phương tiện chính vận chuyển hàng hóa vào các điểm kinh doanh chứa hàng trong nội thành. Đặc biệt hơn nữa là cách bọn buôn lậu dùng xe đạp làm phương tiện vận chuyển thuốc lá lậu, chúng đi thành từng đoàn với 20 chiếc xe một và khi bị phát hiện thì họ bỏ cả xe và hàng tháo chạy. Bên cạnh đó, chúng còn thuê những người tàn tật và già cả bỏ thuốc lá lậu trong người (thông thường mỗi người mang được từ 300-400 gói thuốc) đi trên các tuyến xe khách, trung bình từ 2-3 chuyến/ngày để đưa về thành phố tiêu thụ.
Theo ông Nguyễn Quang Lầu, Cục phó Cục QLTT thì công tác chống buôn lậu hiện nay không chỉ trông chờ các cơ quan chức năng như QLTT, công an... mà còn nhờ vào ý thức của mỗi người dân. Theo ông, hiện nay tại các huyện ngoại thành hay những vùng thôn quê nghèo khó số người đi🔴 buôn lậu ngày càng gia tăng. Nhưng cũng không thể trách những người nông dân này vì một người vận chuyển thuốc lá lậu có thể kiếm được từ 80.000-100.000 đồng/ngày, trong khi nếu làm ruộng cao lắm họ cũng chỉ có được 20.000 đồng/💃ngày. Về các biện pháp xử phạt hành chính, theo ông Huỳnh Tấn Phong, trung bình mỗi tháng Chi cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh phạt và truy thu thuế từ 100-200 triệu đồng nhưng kết quả chống hàng lậu cho đến thời điểm này vẫn chẳng thấm vào đâu.
Vậyꦦ là bài toán chống buôn lậ𓂃u vẫn chưa có lời giải. Trên thị trường, buôn lậu đang ngày một hoành hành mạnh hơn.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng, 10/1).