Hết Tết, bà Yuan Jinping, 50 tuổi lại rời quê ở tỉnh Giang Tây lên nhà cậu con lớ♋n ở Bắc Kinh, trông nom cô cháu mới một tuổi. Dù phải mất cả ngày trời ngồi 1.400 km xe lửa, nhưng đây đã là lần thứ ba trong năm bà tới Bắc Kinh.
Đổi lượt cho chồng, hai ông bà phải sống mỗi người một nơi, chia nhau chăm sóc hai đứa cháu. Một người ở lại trô🧜ng đứa cháu trai 3 tuổi, người kia đi Bắc Kinh chăm cô cháu bé hơn.
Có hai con trai sống và lập gia đình ở thành p🔯hố lớn, bà Yuan được nhiều bạn bè ghen tị, đặc biệt khi bà sớm có cháu nội. Không còn gì phải lo lắng, dường như bà Yuan đã có trong tay đầy đủ những thứ mình mơ ước trong cuộc 🅷sống.
Lúc đầu bà cũng có suy nghĩ như vậy, Tuy nhiên, c🤪hẳng mấy chốc, bà phát hiện sự chào đời của hai đứa cháu như mở ra một chương mới trong đời bà, chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp đang đợi bà làm sáng tỏ.
Vì con cháu
Theo quan niệm truyền thống củaဣ người Trung Quốc, già đi có nghĩa là được về quê và thư thả nghỉ ngơi qua ngày này tháng khác. Nhưng đối với bà Yuan và chồng, đây dường như là giấc mơ không tưởng, ít nhất cho đến bây giờ.
Cậu con cả sống ở Bắc Kinh, con thứ ở Nam Xương - thủ phủ tỉnh Giang Tây, cách quê nhà 100 km, bà Yuan hầu như dành tất cả thời gian trong hai năm qu♏a đi lại giữa ba nơi để chăm sóc con dâu và cháu nội.
"Nó thực sự còn mệt mỏi hơn nhiều so với hồi còn công tác", bà Yuan nói. Bà nghỉ hưu non do công ty hoạt động kém hiệu quả. "Trước đây, tôi có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và làm những việꦐc yêu thích. Giờ đây, tôi lúc nào cũng bận bịu. Tôi phải gánh vác trách nhiệm lớn lao vì hai đứa cháu còn quá bé và dễ bị tổn thương".
Việc đi xa thường xuyên cũng gây thêm mệt mỏi cho bà. "Mỗi lần tôi đến Bắc Kinh hay Nam Xương, tôi cảm thấy như mình chuẩn bị đi tù có thời hạn vì tôi không quen biết ai ở đó, ngoại trừ người trong gia đình. Còn nhà của mấy đứa con thì chật hẹp hơn nhiều so với nhà tôi ở quê", Global Times dẫn lời bà Yuan.
Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, bà vẫn sẵn sàn🐽g hy sinh, vì hiểu rằng con cái chỉ mới bắt đầu sự𒁏 nghiệp, thuê người giúp việc sẽ tăng gánh nặng tài chính lên gấp bội phần. Không còn lựa chọn, bà chấp nhận vất vả, giúp đỡ các con.
Wu Hu🎀a, con trai cả bà Yuan, cũng cảm thấy rằng đề nghị mẹ tới giúp là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, đôi lúc, anh vẫn lo bà cảm thấy cô đơn mỗi khi cả hai vợ chồng đi làm.
"Mỗi lần đến đây, mẹ tôi chỉ ở lại không quá ba tháng. Đó hình như là thời gian tối đa bà có thể chịu đựng nổi", Wu nói. "Cùng với nỗi cô đơn không người quen biết trò chuyện, va chạm giữa mẹ ch🌺ồng con dâu vì lối sống khác biệt, ở hẳn lại đây là điều không thể đối với bà".
Gia tăng dân số
Mặc dù vô sốꦏ rắc rối xảy ra khi đến ở cùng con cái tại các thành phố lớn, số lượng người cao tuổi gia nhập cộng đồng này vẫn ngày một gia tăng. Thống kê ở Thượng Hải cho thấy, số lượng người trong độ tuổi này đã tăng hơn 160 nghìn, trong khi ở tỉnh Quảng Đông, là hơn 100 nghìn. Hầu hết đều tới để trông cháu hoặc giúp con cái trông nom nhà cửa.
Cùng với đô thị hóa và sự vận động xã hội ngày một tăng, sự di cư của dân số già đang trở thành một hiện tượng xã hội riêng biệt, Li Shan, giáo sư Đại học Hàng 🐎hải Đại Liên đánh giá.
Không chỉ góp phần vào sự ổn định của gia đình, nhóm dân số này thực sự đảm nhận trá🎶ch nhiệm cực kỳ to lớn, nếu nhìn từ góc độ mộꦫt quốc gia. Không giống một số nước phát triển, ở Trung Quốc không phổ biến nhà trẻ nhận trông bé dưới 3 tuổi.
"Chúng tôi có thể thuê vú em hoặc đề nghị bố mẹ chăm 🍸sóc em bé", Wu nói. "Ngay🉐 cả khi cặp vợ chồng trẻ thuê vú em, họ vẫn thường đề nghị bố hoặc mẹ đến ở cùng, giúp để mắt đến đứa trẻ".
Ngay cả khi trẻ em đã đủ tuổi đi mẫu giáo, thường là 3 tuổi, khác biệt giờ đi làm và tan sở của bố mẹ cũng khiến việc đưa đón con khó khăn. Đây là một trong 📖những lý do chính khiến người ta thường bắt gặp cảnh tượng các ông các bà đợi bên ngoài nhà trẻ đón cháu lúc 17h hàng ngày.
Để giúp giảm bớt💟 áp lực, chính phủ đã cố gắng bắt tay vào giải quyết. Chính quyền thành🌌 phố Bắc Kinh bắt đầu xây dựng một vài nhà trẻ công từ năm 2008 với mục tiêu thành lập được 200 cơ sở như vậy trong vòng hai năm. Tuy nhiên, dường như kế hoạch này đã bị chệch hướng.
'Tôi mong rằng, khi con trai đủ tuổi đi mẫu giáo, vợ chồng tôi sẽ đủ điều kiện tự đưa đón cháu, còn bố mẹ tôi sẽ không phải đi lại nhiều nữa", Wu nói. "Sau hai năm đi lại, sức khỏe hai cụ không còn như𝔍 trước. Và sẽ rất phiền hà nếu người ngoại tỉnh muốn đi khám bệnh ở thành phố".
Hồng Hạnh