Sau khi đọc một số bài viết cùng bình luận về vai trò, giá trị của người phụ nữ, tôi không đồng tình với quan điểm cho rằng một người phụ nữ vừa đảm việc nhà, chăm sóc con cái, vừa đóng góp vào kinh tế gia đình thì mới là người giỏi giang. Hay nói ngược lại, tôi không đồng ý với những quan điểm cho rằng người vợ chỉ làm nội trợ là người phụ nữ kém cỏi, còn người vợ chú trọng sự nghiệp là người phụও nữ 🍸ích kỷ.
Những quan điểm này mang nặng định kiến giới đối với phụ nữ, đồng thời chối bỏ hoàn toàn sự hiện hữu của bất bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Ở đây, tôi chỉ xin bàn nhanh hai vấn đề để nêu lên lý do vì sao tôi có cái nhìn trên: Thứ nhất là giá trị của việc nội trợ, và thứ hai là bất bình đẳng giới trong thị trường lao động.
Theo một báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam vào năm 2019, tức trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, hơn 75% phụ nữ Việt trong độ tuổi lao động tham gia và꧟o lực lượng lao động. Con số này ở các nước châu Á là gần 44%. Trên bề mặt, sự chênh lệch này có vẻ là minh chứng của mức độ bất bình đẳng giới tương đối thấp trong thị trường lao động nước ta.
Nhưng trên thực tế, cái mà con số kia phản ánh lại là "gánh nặng kép" mà phụ nữ phải đối mặt nhiều hơn so với phụ nữ trong khu vực và trên thế giới, khi họ vừa phải đi làm, vừa phải đảm nhiệm phần lớn cô꧙ng việc chăm sóc gia đình. Báo cáo🔜 này cũng nhắc lại một sự thật hiển nhiên nhưng lắm khi bị người ta cố tình quên đi: việc chăm sóc gia đình là một "hình thức lao động không được trả công".
Tương tự, một báo cáo nghiên cứu cùng năm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam chỉ ra rằng phụ nữ Việt phải dành thời gian làm việc nhà nhiều hơn gấp đôi so với nam giới. Trung bình, mỗi tuần, phụ nữ dành 20 giờ để dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ, đi chợ, nấu ăn, chăm con... so với 10 giờ ở nam giớ🎶i. Ngoài ra, gần 20% nam giới hoàn toàn không dành thời gian cho việc nhà. Thực trạng chên⛎h lệch nhức nhối này thực ra không chỉ tồn tại ở Việt Nam.
Theo thống kê của Tổ chức Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (United Nations Women), phụ nữ trên toàn cầu dành thời gian cho các việc nhà không công (unpaid household work) và công việc chăm sóc không công (care work, ví dụ chăm sóc con cái, cha mẹ, người thân) nhiều hơn gấp đôi so với nam giới. Nếu như quy thành tiền, giá trị của hai công việc này được ước tính ꧟đóng góp bằng 49% vào tổng sản🐽 lượng GDP của một nền kinh tế.
Con số này thậm chí còn cao hơn sức đóng góp của các ngành giao thông vận tải, thương mại, và sản xuất vào GDP trung bình của một nước. Nói cách khác, quan điểm xem người làm việc nội trợ là người lười nhác, kém cỏi, ăn bám là một quan điểm thiển cận và đầy định kiến. Trong một mối quan hệ vợ - chồng, quan điểm này thể hiện sự thiếu hiểu biết và thái độ thiếu tôn trọng đối với 🎐người bạn đời đảm nhiệm việc nội trợ mà lẽ ra phải là viꦅệc chung.
>> Sai lầm khi phụ nữ hy sinh sự nghiệp để chăm con
Vấn đề thứ hai mà tôi muốn nói đến là bất bình đẳng giới trong thị trường lao động. Sự thật là ngay cả khi đi làm, công việc mà phụ nữ làm thường có chất lượng lẫn tiền lương tháng thấp hơn hẳn so với nam giới. Vì những trách nhiệm kép mà họ phải gánh vác với gia đình và xã hội, mà phụ nữ không dành được nhiều thời gian, năng lượng vào công việc cá nhân. Cộng thêm với những định kiến giới dai dẳng và những bất công hệ thống trong xã hội hiện đại, dẫn đến kết quả là phụ nữ nhìn chung không có được cơ hội phát triển nghề nghiệp như đàn ông.
Ví dụ, ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ giữ các vị trí ra quyết định (giám đốc, quản lý...) chỉ chiếm chưa đến 25% tổng số người giữ các vị trí này. Ở đây, chúng ta cần hiểu được tỷ𒆙 lệ thấp này không phải là vì phụ nữ kém cỏi hơn đàn ông, mà là vì những rào cản đã bàn ở trên, cùng với những giới hạn mà phụ nữ gặp phải trong việc tiếp cận giáo dục và đào tạo kỹ năng.
Báo cáo của Tổng Cục Thống ൩kê cũng chỉ ra tỷ lệ lao động việc làm đã qua đào tạo ở nước ta là 25% ở nam giới và 20% ở nữ giới.🎐 Đối với lao động nữ ở nông thôn, tỷ lệ giảm chỉ còn 12,3% trong năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp và bị tổn thương ở lao động nữ (đặc biệt là ở nông thông, vùng sâu, vùng xa ít dịch vụ hỗ trợ xã hội) cũng cao hơn lao động nam.
Đại dịch Covid-19 càng làm gia tăng thêm những bất bình đẳng hiện hữu trong thị trường lao động ở Việt Nam, theo nhận định vào năm 2021 của Giám đốc ILO Việt Nam, cũng như trong việc phân phối công việc chăm sóc gia đình ở toàn cầu. Một nghiên cứu của Viện PEW, Mỹ, chỉ ra rằng đại dịch đã đặt thêm áp lực nội trợ và đặc biệt là chăm sóc con cái (vì trẻ không đến trường) lên vai người pꦉhụ nữ nhiều hơn trước.
Cụ thể, ở Mỹ, vào năm 2019, trước đại dịch, các b꧃à mẹ dành trung bình 5,8 đến 7,3 giờ một ngày để chăm sóc con cái (tín🍷h cả thời gian mẹ vừa nấu ăn và làm các việc nhà khác, vừa để mắt đến con và đáp ứng nhu cầu của con - tiếng Anh gọi đây là "secondary care" hay "chăm sóc bậc hai"). Con số này ở các ông bố chỉ là 4,3 đến 4,7 giờ một ngày.
Năm 2020, tức đỉnh điểm đại dịch, các bà mẹ dành 7,6 đến 8,2 giờ một ngày cho "secondary care" và các ông bố chỉ là 5,2 đến 5,5 giờ. Năm 2021, khi dịch không còn ở đỉnh, các bà mẹ dành trung bình 7 giờ một ngày cho "secondary care", so vớ♋i các ông bố là 4,4 giờ. Các tỷ lệ này không thay đổi mấy, ngay cả khi so sánh giữa phụ nữ và đàn ông đi làm toàn thời gian.
Điều này có nghĩa là trên mặt bằng chung, trong mối quan hệ cặp đôi dị tính, phụ nữ vẫn bị mặc định phải dành nhiều thời gian vào các công việc nhà (mà lẽ ra phải là việc chung) so với nam giới. Chênh lệch này cao hơn ở Việt Na𓄧m và cao hơn ở các gia đình có con cái.
Tóm lại, tôi đưa ra những con số trên để nhắc những ai còn quan điểm khắt khe, phiến diện với phụ nữ nội trợ, rằng họ cần nhìn lại thực tế chung về bất bình đẳng giới trước khi phán xét. Không thể nhìn một cái cây bị đem trồng ở sa mạc, rồi trách cây không lớn vì hạt giống xấu, so với cái cây được trồng ở nơi nước đủ, đất lành, khí trong. Vấn đề không phải là bắt cái cây ở trong môi trường khắc nghiệt phải vươn mì🐈nh làm chuyện không tưởng, mà phải nghĩ ra cách làm sao để càng nhiều cây được lớn lên trong môi trường trong lành càng tốt.
Với phụ nữ, chúng ta càng nên bao d꧃ung và có cái nhìn⛦ công bằng với họ hơn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.