Cụ ông điều trị phổi tắc nghẹn mạn tính, khó thở do hẹp khí quản, được bác sĩ hướng dẫn cách vệ sinh, làm sạch thiết bị Canuyn. Tuy nhiên sợ gây đau cho người bệnh, người n𝔉hà chỉ vệ sinh sơ qua bên ngoài. Khi vùng chân Canuy♏n xuất hiện rỉ dịch vàng, mùi hôi, gia đình mới đưa người bệnh tới Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vào tuần trước.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, 🔴cho biết tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân khá nặng. 🐎Bác sĩ phát hiện có giòi làm tổ và gắp ra được hơn 30 con. Bệnh nhân sau đó được các bác sĩ xử trí làm sạch vết thương, thay Canuyn.
Mở khí quản là một thủ thuật mở một đường thở qua khí quản. Mục đích thường là khai thông đường thở, tạo điều kiện chăm sóc dễ dàng, tăng hiệu quả hút đờm và chỉ định trong các trường hợp cần thở máy dài ngày. Một số người bệnh có thể phải mang Canuyn⛦ mở khí quản thời gian dài sau khi ra viện. Tuy nhiên đa phần người bệnh mở khí quản được rút Canuyn khi hết chỉ định, phản xạ ho tốt.
Bác sĩ khuyến cáo, mọi người khi chăm sóc người bệnh có vꦇết mở khí quản đặt Canuyn cần thay băng, rửa vết mở khí quản một lần mỗi ngày. Quan sát tình trạng vùng da xung quanh mở khí quản khi thay băng, kiểm tra màu sắc, tính chất đàm nhớt trong ống mở khí quản. Che lỗ mở khí quản bằng một miếng gạc ẩm để tránh bụi bẩn và dị vật rơi vào đường thở.
Người bệnh nên tái khám ngay khi có một trong các triệu chứng nhưꦬ sốt cao, khó thở, ho nhiều, đàm nhớt tăng nhiều hoặc lẫn máu mủ, tụt hoặc rơi ống mở khí quản, vùng da xung quanh mở khí quản sưng, nóng, đỏ, đau, chảy máu, chảy mủ... Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.