Lần này, trở lại nước Pháp, thay vì tính từ booc-đô, tôi đã làm quen với danh từ Booc-đô, một thành phố lớn ở miền Tây Nam, cách thủ đô Paris gần 600km. Con tàu tốc độ cao TGV, đầu múp như con cá mập, lướt êm trên đường sắt, chỉ dừng lại 💝ở 3 ga, mỗi ga 2 phút, nuốt gọn đoạn đường trên trong ba tiếng rưỡi đồng hồ... Không kể các danh thắng như cây cầu đá bắc qua sông Garon từ thờ👍i Napoleon đệ nhất, các quảng trường La-buốc, Ki-Conxo, nhà thờ Xanh-zơ-zanh xây cất từ các thế kỷ 11, 13, ♉18, không ai có thể bỏ qua nhà thờ Xanh-emilion, đào ngầm trong lòng đất, to nhất châu Âu.
Tôi còn có cơ may viếng thăm lâu đài Đơ-la-brede, nơi chôn nhau cắt rốn của triết gia Môn😼g-tet-xkio,🐟 ông tổ của thuyết ''tam quyền phân lập''. Song, cả thế giới thường biết đến Booc-đô như xứ sở của các loại rượ🐬u vang nổi tiếng.
Cả vùng ngoại ô, mênh mông bạt ngàn là những cánh đồng nho, mà mùa thu khoảng tháng 9, tháng 10, bạn có thể kiếm khá tiền, kèm cơm nuôi, n🐎ếu giúp các chủ lò rượu đi hái nho hoặc v꧙ận chuyển nho về lò nấu.
Mỗi chủ lꦍò xây một lâu đài riêng, vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất và bán rượu. Mác rượu, năm sản xuất, tên lâu đài được ghi rất rõ trên từng chai. Trong một♑ bữa rượu thưởng thức vang Booc-đô, tôi có dịp gặp một người đồng hương mà không ít dân Booc-đô đều b♏iết. Đó là bác sỹ Văn Hay, chuyên gia châm cứu🎶.
Anh từng hành nghề y ở Nông-pênh. Hai năm bị Khơ-me đỏ giam cầm, anh tr🌠ốn thoát về Việt Nam, sau đó ra đi hợp pháp, đoàn tụ cùng gia đình đã qua Pháp từ trước. Anh có một biệt thự riêng, rộng gần 4 hecta ở ngoại ô Booc-đô, được bảo vệ bởi hai chú béc giê♉ to như ha con báo. Anh mở phòng khám♐ ngay cạnh quảng trường Găm-bét-ta, mà trong một lần đến thăm vào khoảng 7 giờ tối, vẫn thấy hàng chục bệnh nhân ngồi chờ khám bệnh.
Ngoài giờ làm việc, Văn Hay mê chơi hoa và cây cảnh. Anh mời tôi thăm nhà kính, đúng là một vườn thượng uyển. Có những loại phong lan do anh phối giống, cánh hoa vàng, cuống hoa đ🧸úng màu rượu Booc-đô đỏ thẫm. Mấy luống gừng, ngửi mùi hoa ấm cả người trong đêm châu✤ Âu giá lạnh.
Văn Hay không phải là đệ tử lưu linh✃, nhưng anh có một hầm rượu quý to đùng, do các bệnh nhân tri ơn anh chữa bệnh cho họ gửi tặng. Hàng tuần, Văn Hay đáp máy bay lên thủ đô giảng bài ở Đại học y khoa Paris. Anh còn là cộng tác viên của Quân y viện Van-đơ-Grace, nơi nhiều yếu nhân của chính trường Pháp thường đến chữa bệnh...
Trước khi chia tay, chúng tôi lai rai gan ngỗng béo, đưa cay bằng mộ🐽t chai ''xô-tec'', loai rượu Booc-đô cực ngon và quý, màu vàng như mật ong, giá tiền nghe đâu xấp xỉ... một cây vàng (?)
Ở Booc-đô, có nhiều quán ăn của dân châu Á, nhưng 🎉hầu hết đều treo bảng ''quán ăn Tàu'' (Restaurant Chinois). Tuy vậy, quán nào trong thực đơn cũng không thể thiếu hai món nem và phở. Nhưng dân Booc-đô sành ăn bao giờ cũng tìm quán Việt t♏hứ thiệt để thưởng thức 2 món ấy.
Tôi gặp anh K., một chủ quán ăn như thế. Anh lấy vợ đầm, có một con gái nhỏ xinh như thiên thần. Chị vợ làm ở một nh☂à dưỡng lão. Quán ăn diện tích khoảng 20 mét vuông, trang trí đơn giản bằng mấy tranh sơn mài mô tả cảnh đồng quê Việt Nam. Mấy thực khách đang xuýt xoa với món phở nóng bỏng. Trong quán văng văng bài hát ''ướt mi'' của Trịnh Công Sơn🎐.
Ở trung tâm dạy nghề Cô-đê-ran, tôi gặp anh L., trước đây cùng gia đình ở đường Trương Minh Giảng, TP HCM. Anh đang học nghề sơn vôi và lăp kính. Ở đây, thày dạy giỏi, tran🐟g thiết bị 🐲dạy nghề tốt, nên tốt nghiệp là rất dễ kiếm việc làm. L. cũng lấy vợ đầm. Hỏi về gia đình, L. cười ngượng nghịu'' em có 5 con rồi, vợ em nó mắn đẻ quá. Cũng may, chính sách an sinh xã hội ở đây tốt nên cũng không quá vất vả''.
Trước khi trở về Việt Nam, tôi đến thăm anh chị Bê-nê-đich, là bố m♊ẹ nuôi của một cháu trai mồ côi ở TP HCM, na🍸y có tên Tây là Giăng-bát-tít. Chú nhóc xa tổ quốc từ lúc🍷 gần 1 tuổi, nay đã hơn 4 tuổi, mắt đen láy trông thật thông minh. Chẳng biết có linh cảm gì không mà nó xà ngay vào lòng tôi, liến láu tiếng Pháp nhanh như gió. Bố mẹ nuôi tự hào ra mặt, từng cử chỉ, lời nói, tỏ ra cưng chiều chú nhóc hết mức.
Chị Bê-nê-đich bảo tôi: ''Anh thử nói mấy câu tiếng Việt với nó xem nào''. Tôi đã nói. Và t🐟hật ngạc nhiên! Nó đang nghị🏅ch ngợm, bỗng đứng xững người, mắt tròn xoe. Dù không hiểu, nhưng có lẽ từ đáy sâu tiềm thức, nó đã nhận ra ngôn ngữ của quê hương. Tất cả mọi người có mặt đều lặng đi, chị Bê-nê-đich quay mặt, lau vội một giọt nước mắt...
Buổi chiều cuối cùng ở Booc-đô, tôi đứng trong ánh hoàng hôn rồi tha thẩn bên dòng sông Garon cuộn chảy như dòng thời gian không ngừng trôi. Từng đàn hải âu chao lượn, tiếng kêu loãng đi trong gió. Tôi thầm chúc m🔯ọi chuyện tốt lành cho những người bạn Pháp và những đồng hương tôi đã gặp.
Một ng🌼ày nào đó, các đồng hương của tôi, giống như đàn chim di cư, có thể họ lại quay về quê mẹ. Mà cho dù chưa về, hãy đóng góp sức mình cho xứ sở đã cưu mang, và ít nhất cũng biết xững người xúc động như bé Giăng khi nghe thấy tiếng nó🐓i của quê hương!
Nguyễn Lê Minh