Với kinh nghiệm hơn 11 năm giảng dạy môn Hóa, thầy Nguyễn𝔉 Ngọc Anh được nhiều học sinh trong giới trực tuyến yêu mến. Phương pháp dạy khoa học cùng cái tâm làm nghề với những bài giảng miễn phí của thầy giúp nhiều học sinh xóa đi nỗi sợ môn Hóa.
Một trong những điều khiến học sinh ấn tượng nhất khi nhắc về thầy Nguyễn Ngọc Anh là việc tìm r💎a sơ đồ mạng nhện môn Hóa, giúp ghi nhớ kiến thức đơn giản hơn. Thầy cho biết, trong quá trình giảng dạy, không ít lần nhận được tâm sự của học sinh về việc khó tiếp thu lýဣ thuyết và công thức Hóa học. Điều đó thôi thúc thầy giúp các em tìm ra một cách học phù hợp.
"Tôi nhận ra học sinhও hiểu bài hơn mỗi khi đan xen kiến thức cũ và kiến thức mới. Đó cũng là tiền đề cho sự ra đời của sơ đồ mạng nhện. Với phương pháp này, học sinh có thể dễ dàng xâu chuỗi lại các kiến thức, thấy được sự liên quan giữa các nhóm chất với nhau, giúp các em không còn rơi vào tình ♔trạng học thuộc, học trước quên sau và mất gốc", Ngọc Anh chia sẻ.
Theo ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚthầy, khó khăn của học sinh với môn Hóa là phải ghi nhớ nhiều đặc điểm của một nhóm chất, trong khi lại có rất nhiều nhóm chất và chúng có mối liên quan với nhau. Nếu không hiểu bài này, các em sẽ khó hiểu bài sau. Do đó, sơ đồ mạng nhện ra đời, gồm hai loại. Loại thứ nhất là sự liên kết giওữa các tính chất đặc trưng của các nhóm chất có liên quan đến nhau, loại thứ hai là sơ đồ mạng nhện gồm các phản ứng hóa học đặc trưng cho các chất cụ thể.
Sau khi ứng dụng phương pháp này trong giảng dạy, thầy nhận được phản hồi tích cực từ các học sinh. Nguyễn Như Quỳnh, học sinh khóa PEN-C môn Hóa học của bày tỏ, trước đây, môn Hóa là một trong những môn học khiến bạn sợ nhất. Có thời điểm, bạn gần như bị mất gốc và không biết phải bắt đầu từ đâu để hệ thống lại kiến thức. Qua một người bạn, Quỳnh đã tìm thấy các bài giảng, học thử của thầy Ngọc 🍸Anh trên mạng xã hội nên vào xem thử.
"Qua phương pháp dạy và học bằng sơ đồ mạng nhện, em đã nắm được hệ thống lý thuyết, dần dần giải được các bài tập dễ🙈. Đến giờ em lại thấy yêu thích môn Hóa hơn nhiều", Như Quỳnh bộc bạch.
Không chỉ sáng tạo ra sơ đồ mạng nhện môn Hóa, thầy Ngọc Anh còn thường xuyên có những bài giảng miễn phí trên trang cá nhân. Mỗi bài giảng phát trực tiếp thường thu hút 1.000 đến 1.500 lượt xem. "Đó là sự tự nguyện và là mong muốn của chính mình. Sự đón nhận và những tiến bộ của các eಌm là điều ý nghĩa nhất mà tôi nhận lại", thầy Ngọc Anh trải lòng.
Thời điểm sát kỳ thi THPT quốc gia, sau khi ghi hình các bài giảng tại Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn, thầy Ngọc Anh còn dành buổi tối để phát trực tiếp những bài giảng của mình trên Facebook cá nhân và các diễn đàn học sinh luyệ💛n thi đại học. Mỗi lần giảng từ 4 đến 5 tiếng, có khi tới🙈 1-2 giờ sáng ôn luyện cùng các bạn.
Để giúp học sinh tiện lợi trao đổi bài và chia sẻ kiến thức, thầy Ngọc Anh còn lập ra các nhóm học trên Fa🌱cebook. Những nhóm học này đều được học các bài giảng miễn phí của thầy, nổi bật là nhóm học Vận Dụng Cao dành cho các em học sinh giỏi với hơn 1.000 thành viên.
Nguyễn Thị Hà, cựu học sinh trường THPT thực hành Cao Nguyên (Đắk Lắk), thành viên nhóm Vận Dụng Cao chia sẻ: "Thầy có cách dạy rất chi tiết, giúp học sinh tư duy ⛄sâu vào kiến thức. Thầy rất tâm huyết với nghề và chưa bao giờ thất hứa với chúng em. Hôm nào thầy hứa sẽ phát bài giảng trực tiếp thì dù muộn đến mấy cũng vẫn thực hiện". Sau khi đỗ đại học, Hà vẫn thường xuyên theo dõi những bài giảng miễn phí của thầy trong nhóm và khuyến khích các em khóa dưới tham khảo.
Ngân Anh