Oanh tạc cơ Tu-95MSM tấn công mục tiêu từ cách🉐 1.000 km
Tupolev Tu-95 (NATO định danh: Bear) là một trong những oanh tạc cơ thành công nhất trong lịch sử hàng không Liên Xô và Nga, sở hữu thời gian biên chế tới 61 năm với nhiều biến thể thực hiện các vai trò khác nhau, theo FAS.
Quá trình phát triển oanh tạc cơ Tu-95 bắt đầu vào đầu thập niên 1950, sau khi máy bay ném bom tầm trung Tu-4 bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Quân đội Liên Xô đặt hàng cho Phòng thiết Kế (OKB) Tupolev và Myasishchev, yêu cầu họ phát triển máy bay ném bom có tầm bay 8.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu, nhằm tấn công các mục tiêu then chốt trên lãnh thổ Mỹ. Loại phi cơ ౠnày cũng cần có khả năng chuyên chở tối thiểu 11 tấn vũ khí tới mục tiêu.
Nhiều mẫu tౠhiết kế được đề xuất, bao gồm một biến thể Tu-4 và mẫu máy bay mới sử dụng động cơ pist💖on. Các nguyên mẫu được chế tạo và thử nghiệm từ năm 1949 tới 1951. Quân đội Liên Xô kết luận oanh tạc cơ dùng động cơ piston không đủ hiệu suất cho các nhiệm vụ tấn công xuyên lục địa.
Phòng thiết kế Tupolev không ủng hộ phát triển máy bay ném bom trang bị động cơ turbine phản lực (turbojet). Họ cho rằng mẫu động cơ turbojet AM-3 được đề xuất sẽ không đạt được tầm hoạt động theo yêu cầu. OKB Tupolev đề xuất mẫu oanh tạc cơ có tên gọi Tu-ꦰ95 trang bị 4 động cơ tuꦜrbine cánh quạt (turboprop), có tầm hoạt động hơn 13.000 km và tốc độ hơn 800 km/h.
Thiết kế cánh của Tu-95 được xây dựng dựa trên kinh nghiệm mà OKB Tupolev và Viện Khí động học Trung ương (TsAGI) thu được khi chế tạo oanh tạc cơ Tu-16. Cánh của Tu-95 cụp một góc 35 độ về phía sau, cho phép đặt khoang chứa bom♈ lớn phía sau bộ phận trung tâm cánh.
Mỗi động cơ turboprop của Tu-95 vận hành hai cụm cánh quạt đồng trục quay ngược chiều. Đây là bộ🐼 phận gặp nhiều thử thách nhất trong quá trình phát triển Tu-95. Cuối những năm 1940, động cơ turboprop mạnh nhất của Liên Xô là nguyên mẫu BK-2 có lực đẩy chỉ 4.900 mã lực. Tới đầu những năm 1950, Phòng thiết kế Kuznetsov phát triển động cơ TV-2 và động cơ phụ trợ TV-2F với lực đẩy 6.250 mã lực, đồng thời tiếp tục nghiên cứu động cơ TV-12 với lực đẩy đủ cho Tu-95.
Sau khi xem xét các đề xuất của Tupole🍷v, chính phủ Liên Xô phê duyệt dự án phát triển oanh tạc cơ Tu-95. Năm 1952, nguyên mẫu đầu tiên mang tên 95/I được chế tạo tại Nhà máy số 156. Trong một chuyến bay thꦗử, hộp số động cơ của 95/I bị hỏng, khiến nó bốc cháy và đâm xuống đất, phi công thử nghiệm Alexey Perelet thiệt mạng.
Nguyên mẫu thứ hai mang tên "95/II" được trang bị động cơ TV-12 xuất xưởng vào tháng 6/1954. Trong thử nghiệm mang theo tải trọng 5 tấn, chiếc 95/II đꦗạt tầm bay 15.000 km, tốc độ 993 km/h và trần bay 11,3 km. Quá trình sản xuất hàng loạt mẫu máy bay mang định danh Tu-95 bắt đầu vào tháng 1/1956 tại Nhà máy s🍌ố 18, trong khi các thử nghiệm vẫn đang được tiến hành.
Oanh tạc cơ Tu-95MS xuất kích huấn luyện
Phiên bản Tu-95 đầu tiên🤡 dài 46,2 m, cao 12,1 m và có sải ๊cánh 50,1 m. Tầm bay không cần tiếp liệu là 15.000 km, con số này có thể tăng lên nhiều lần nhờ hệ thống tiếp dầu trên không ở mũi máy bay. Tuy nhiên, hiếm khi Tu-95 tận dụng khả năng này, nhằm bảo đảm sức khỏe cho tổ bay, cũng như kéo dài tuổi thọ động cơ và khung thân.
Máy bay có khối lượng rỗng 90 t﷽ấn, mang được 15 tấn vũ khí, bao gồm bom hạt nhân, tên lửa hành trình hạt nhân Kh-20, tên lửa chống hạm siêu thanh Kh-22 và dòng tên lửa hành trì🔯nh tầm xa Kh-55/101/102. Ngoài ra, phía đuôi Tu-95 còn lắp một cụm pháo tự động AM-23 cỡ nòng 23 mm dẫn bắn bằng radar để tự vệ.
Tổ lái thông thường có 🌄7 người, gồm hai phi cô🏅ng, nhân viên cơ giới trên không, liên lạc viên, hoa tiêu, xạ thủ súng máy đuôi và hoa tiêu dự bị.
Tu-95 liên tục được không quân Liên Xô và Nga sử dụng trong vòng 61 năm, bất chấp việc nhiều oanh tạc cơ mới hơn được thiết kế, biên chế và loại biên hoàn toàn𒆙. Một phần lý do nằm ở khả năng nâng cấp, chỉnh sửa liên tục của Tu-95 để đáp ứng mọi nhiệm vụ do không quân đặt ra.
Nhiệm vụ ban đầu của Tu-95 là thả bom hạt nhân không điều khiển. Trong quá trình vận hành, Liên Xô và Nga liên tục cho🔴 ra đời các biến thể mới như máy bay phóng tên lửa hành trình Tu-95MS/MSM, trinh sát và chỉ thị mục tiêu hàng hải Tu-95RT, tuần thám biển Tu-142, thậm chí là máy bay dân dụng Tu-114. Phiên bản cảnh báo sớm và chỉ huy trên không Tu-126 cũng được phát triển từ nền tảng Tu-114. Bom Sa hoàng 𝕴(Tsar Bomba), vũ khí hạt nhân mạnh nhất lịch sử thế giới, được thả từ một chiếc Tu-95V đặc biệt vào ngày 30/10/1961.
Không chỉ là loại máy bay uy lực, Tu-95 còn trở thành một biểu tượng của Liên Xô nói riêng và Chiến tranh Lạnh nói chung. Nó được đặt nhiều biệt dඣanh khác nhau, như "con gấu" hoặc "gấu hạt nhân" nhờ thông số ấn tượng và kho vũ khí đồ sộ của mình.
Tuy nhiên, chiếc oanh tạc cơ này lại chưa từng trải qua thực chiến trước năm 2015. Nó thường được triể♊n khai cho nhiệm vụ tuần tra chiến lược, bao gồm tiếp cận không phận Mỹ. Khác với oanh tạc cơ chiến lược của Mỹ, Tu-95 không mang 🌸theo vũ khí hạt nhân trong quá trình tuần tra hoặc diễn tập.
Tới tháng 11/2015, gần 60 năm sau ngày biên chế chính thức, oanh tạc cơ Tu-95MS lần đầu tiên tham chiến thực tế khi phóng hàng loạt tên lửa hành trình vào vị♓ trí của phiến quân tại Syria. Kể từ đó, các máy bay Tu-95MS và phiên bản hiện đại hóa Tu-95MSM liên tục tham gia chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, thể hiện uy lực của dòng oanh tạc cơ ra đời từ năm 1952 này.
Quân đội Nga đang 💙vận hành phi đội oanh tạc cơ chiến lược đa dạng, với nhiều mẫu máy bay hiện đại như Tu-22M3 và Tu-160. Tuy nhiên, dòng Tu-95 vẫn liên tục được cải tiến, cho phép chúng sử dụng những vũ khí và trang bị tối tân trong biên chế không quân Nga.
Điều này giúp duy trì sức mạnh cho phi đội Tu-95 trong nhiều năm tới, đặc biệt trong việc tuần tra Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nhiệm vụ chứng tỏ sự hiện diện chiến lược, cần tới loại máy bay dễ dàng nhận biết từ xa như Tu-95, chuyên gia quân sự Sebastien Roblin khẳng đജịnh.
Việt Hòa