Thay mặt Chính phủ báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội 2012, kết quả thực hiện các mục tiêu 5 tháng đầu năm 2013, phần trình bày của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/5 được kỳ vọng sẽ mang lại những biện giải, phân tích sâu hơn về mức tăng GDP 5,03% của năm qua. Mức tăng này được chú ý bởi nó không những “thua xa” mục tiêu 6–6,5% được Quốc꧒ hội phê duyệt cách đây 2 kỳ họp mà còn thấp hơn cả mức 5,2% được Chính phủ ước tính hồi cuối năm ng♏oái.
Đánh giá về những mặt hạn chế trong🧔 năm 2012, báo cáo của Chính phủ viết: "Kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém. Áp lực lạm phát và nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô còn lớn; lãi suất, nợ xấu vẫn còn cao; sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản trầm lắng. Đời sống của 🍷người dân, nhất là đối tượng chính sách, ngư🍷ời nghèo, người lao động có thu nhập thấp vẫn còn khó khăn. Tội phạm, tệ nạn xã hội, tham nhũng, khiếu kiện còn diễn biến phức tạp. Các nhiệm vụ trung hạn nhằm tạo lập nền tảng cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững mới ở giai đoạn khởi động, thách thức còn ở phía trước". |
Tuy nhiên, trong báo cáo dài 16 trang của mình, chỉ có chưa đầy một trang, cùng với🐼 bảng phụ lục để nói về những kết quả của năm 2012. Tro൩ng đó, báo cáo ghi nhận 11 chỉ tiêu đạt, và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt. So với ước tính hồi cuối năm ngoái, đã có 7 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 hạng mục đạt thấp hơn (trong đó có tốc độ tăng GDP).
“Với kết quả như vậy, những nhận định, đánh giá trong báo cáo của Chính phủ và Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2012 vẫn cơ bản phù hợp”, đại diện Chính phủ nhận định.
Không lạc quan như góc nhìn của Chính phủ, báo cáo được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – Nguyễn Văn Giàu trình bày sau đó lại cho thấy một góc nhìn khác. Chỉ dành vài dòng để điểm lại những thành tích đã đạt được, cơ quan thẩm tra cho rằng thực tế năm 2012 cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn có m♑ặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước. “Tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 5,03% là mức tăng chưa hợp lý, thấp hơn số báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 là 5,2% và thấp hơn nhiều so với Nghị quyết của Quốc hội tăng 6-6,5%”, báo cáo viết.
Tiếp tục phân tích nhiều rủi ro khác như tồn kho cao, thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, xuất khẩu gạo còn nhiều rủi ro về giá… cơ quan thẩm tra đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề cân đối ngân sách khi tăn🍨g thu chủ yếu chỉ từ dầu thô và viện trợ không hoàn lại. Tính thực chất của việc hoàn thành 🔯mục tiêu bội chi 4,8% cũng được đặt ra khi con số này có được do có nhiều khoản chi hàng chục nghìn tỷ đồng đã được ngoại trừ.
“Như vậy, tuy một số chỉ tiêu của năm 2012 đạt Kế hoạch nhưng chưa thực chất và sẽ gây áp lực cho việc bố trí và điều hành ngân sách các năm sau”, Ủy ban Kinh tế nhận định.
Chuyển sang đánh giá về tình hình thực hiện các mục tiêu 2013, cơ quan thẩm tra cơ bản đồng tình với những báo cáo của Chính phủ khi cho rằng kinh tế 4 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định: lạm phát tiếp tục được kiềm chế, dự trữ ngoại hối tăng cao, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Các chính sác🎐h xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai kịp th🎶ời…
Tuy nhiên, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng trong điều kiện khó khăn hiện nay, nh👍ững biện pháp đã được thực hiện chưa đủ sức xoay chuyển tình hình, giúp đạt được những mục tiêu đề ra, trong khi việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chưa có những chuyển biến cụ thể.
Nhiều vấn đề nhức nhối được đặt ra với công tác điều hành tiền tệ khi số liệu nợ xấu thông tin ra công chúng có lúc thiếu nhất quán cũng tạo hoài nghi, tác động tâm lý xã hội, thị trường. Tương tự báo cáo của Chín🦩h phủ, Ủy ban kinh tế cũng cho rằng các biện pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian qua mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa đảm bảo giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế như Nghị quyết của Quốc hội, chưa huy động được nguồn lực để phát triển kinh tế…
Trước những thực tế nêu trên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề, vấn đề đặt ra là phải xử lý hài hòa và đảm bảo thực hiện cả hai mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế còn ti🐬ềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi.
Chia sẻ quan điểm này, báo cáo trước đó của Chính phủ cũng thừa nhận những chuyển biến về kinh tế vĩ mô hiện còn chậm, chưa vững chắc do sức ép lạm phát lớn, việc điều chỉnh giá nhiều mặt hàng cơ bản theo thị trường còn nhiều khó khăn, tồn kho, nợ xấu còn cao, doanh nghiệp tiếp cận vốn còn khó khăn… Cơ quan điều hành đã đề xuất 6 nhòm giải pháp lớn, cần tiếp tục thực hiện trong những tháng còn lại của năm 2013 để tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, 🧜đảm bảo an sinh xã hội. Chính phủ cũng kêu gọi Quốc hội, các đoàn thể và nhân dân tăng cường giám sát, phối hợp hành động đề hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.
Trước đó, trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng chia sẻ, kỳ họp thứ 5 diễn ra trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới đang phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững, kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Sau 5 tháng, tăng trưởng GDP cao hơn cùng kỳ, lạm phát được kiềm chế, giá cả ổn định, lãi suất giảm, kim ngạch xuất khẩu tăng khá, an sinh xã hội tiếp tục đượꦫc quan tâm…
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá những chuyển biến vĩ mô nêu trên vẫn chưa ổn định, nhiều thách thức còn hiển hiện, nhiều lĩnh vực còn khó khăn. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu chậm, tồn kho hàng hóa và bất động sản còn lớn. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động - giải thể - phá sản tiếp tục tăng, việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận người lao động gặp nhiều khó khăn... T🍰rong bối cảnh đó, người đứng đầu cơ quan lập pháp đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần đoàn kết, đưa ra các giải pháp tích cực và đồng bộ để vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch 2013.
Riêng tại kỳ họp lần này, ông Nguyễnꦏ Sinh Hùng cho rằng, Quốc hội sẽ giải quyết một khối lượng công việc lớn, với nhiều nội dung quan trọng: Tiếp tục cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ về kinh tế - xã hội 2012 và các tháng đầu năm 2013, chất vấn và trả lời chất vấn...
Theo chương trình được thông qua trong phiên trù bị, kỳ họp lần này của Quốc hội dự kiến kéo dài trong vòng một tháng, kết thúc vào ngày 21/6. Sau phiên khai mạc sáng 20/5, trong chiều nay, Quốc hội sẽ tiếp tục nghe báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến Nhâ💜n dân và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các tờ trình và báo cáo thẩm tra của Chính phủ và Ủy ban Tài chính – Ngân sách về quyết toán ngân sách 2011, dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp...
Nhật Minh