Gen Z đang nghỉ việc vì những cơn đau nhức tươn🐠g tự như thế hệ đi trước, nhưng với tỷ lệ cao hơn đáng kể. Theo khảo sꦺát 2.000 người do Alvica Medical thực hiện, Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012) nghỉ việc nhiều vì các cơn đau lưng, cột sống, cổ vai gáy.
Dữ liệu cho thấy 24% người lao động từ 16 đến 26 tuổi nghỉ việc t🔯rong năm nay vì lý do đau cổ, đau lưng. Trong khi đó, chỉ 14% người thuộc thế hệ Baby Boomers (si🎐nh từ năm 1946 đến 1964) làm điều này. Khoảng 18% người thuộc nhóm millennials (sinh từ năm 1990 đến 1996) nghỉ việc với lý do tương tự.
"Gen Z là những người bị đau cổ, vai, gáy và đau lưng nhiều nhất khi làm việc. Họ là thế hệ đầu tiên thừa hưởng hoàn toàn các tiến bộ kỹ thuật số. Tôi cho rằng điều này có liên quan đến tình trạng đau lưng của họ", giám đốc điều hành Victoria Fransen của Alvica Me🅺dical cho biết.
Các bác sĩ trước đây từng cảnh báo thế hệ trẻ về mối đe dọa ngày cà🔯ng tăng của chứng "cổ công nghệ". Đây là tình trạng cong cột sống phần trên do nhiều năm nằm, ngồi sai tư thế, cúi nhìn điện thoại thông minh và máy tính bảng hàng giờ mỗi ngày.
Cong vẹo cột sống là một dị tật thườn🌳g gặp ở cơ xương khớp. Bệnh có thể xꦗảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tập trung vào người lớn tuổi do ảnh hưởng từ sự thoái hóa xương khớp, song hiện xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ.
Bác sĩ chỉnh hình Jake Boyle, giám đốc bệnh viện xương khớp Central Health Chiropractic, gần đﷺây chia sẻ những hình ảnh 𒅌X-quang đáng báo động về tình trạng cong cột sống cổ ông đã tiếp nhận tại nơi làm việc.
"Nếu bạn dưới 35 tuổi, bạn cần chú ý đến điều này. Chúng ta đang sở hữu tấm lưng, cột sống c𒁏ủa người già. Có nhiều lý do đằng sau tình trạng này", ông nói.
Ông chỉ ra một số bệnh nhân trẻ tuổi bị gù lưng, với "sừng" mọc ra từ đáy hộp sọ do cúi xuống dùng điện thoại di động nhiều. Hiện tượng kỳ lạ gọi là gai xương chẩm ngoài. Được nhà khoa học người Pháp Paul Broca ghi nhận lần đầu vào năm 1885, tình trạng này rất hiếm gặp đến mức gần như bị bỏ qua hoàn toàn chꦇo đến nay.
David Shahur, nhà nghiên cứu cơ sinh học và bác sĩ lâm sàng tại Đại học Sunshine Coast ở Queensland, Australia, cho biết "chỉ trong thập kỷ qua", ông mới thấy bệnh nhân bị biến dạng này. Từng có công trình nghiên cứu về gai xương chẩm ngoài đã được xuất bản trên Tạp chí Giải phẫu học, giáo sư Shahur đưa ra giả thuyết, tư thế cúi cổ thường xuyên của người dùng thiết bị di🐻 động có thể gây thêm áp lực tại điểm các cơ cổ gặp hộp sọ.
"Hãy tưởng tượng, cơ thể bạn đang phát sinh một loại thạch nhũ và măng đá, nếu không ai động đến chúng, chúng sẽ cứ tiếp tục phát triển", 🐈ông nói.
Thục Linh (Theo NY Post)