"Tôi năm nay đã U50 nhưng cũn▨g ủng hộ câu hỏi thẳng thắn, thái độ không hài lòng của bạn trẻ Gen Z về giờ giấc làm việc, chế độ đãi ngộ để thăm dò sâu hơn về công ty mà mình đang ứng tuyển. Ứng viên hỏi câu đấy là vì muốn xem xét cả những công ty tiềm năng khác.
Nếu ꩲlà người phỏng vấn, tôi sẽ trả lời ứng viên rằng: 'Công ty cũng đang rất trăn trở về chuyện giảm thời gian làm việc của nhân viên, đang đặt mục tiêu trong một, hai năm tới chỉ cần làm bảy tiếng mỗi ngày và nhiều đãi ngộ hꦫơn.
Đáng tiếc là hiện tại vẫn chưa làm được nên vẫn phải làm việc chín tiếng. Nếu em vào làm, thì những thứ em học được trong quá trình cải thiện thời gian làm việc sẽ có giá trị hơn, nhiều thách thức hơn so với việc em vào một công ty đang làm việc tám tiếng một ngày'.
Nếu bạn chỉ là một nhà tuyển dụng làng♎ nhàng trong vô vàn những công ty làng nhàng khác thì sẽ không bao giờ có thể tuyển được người giỏi. Vì họ ch🌺ẳng có lý do gì để làm việc cho bạn khi chế độ làm việc thua kém. Điều mà nhiều nhà tuyển dụng ngày nay quên mất đó là chuyện đãi ngộ trước mắt không phải thứ duy nhất để hút người giỏi.
Nhiều công ty khi bắt đầಌu vẫn tuyển được những người giỏi nhất, dù phải làm việc nhiều giờ và đãi ngộ kém hơn so với các công ty lớn tại thời điểm đó. Lý do? là vì họ có mục tiêu, tham vọng, trách nhiệm lớn nên lấy được lòng tin của nhân tài".
Đó là quan điểm của độc giả Nhmgtvt xung quanh câu chuyện "ứng viên Gen Z chê công ty tr🐽ong buổi phỏng vấn xin việc". Cụ thể, tác giả S Jr chia sẻ bị sốc vì câu hỏi thẳng của bạn trẻ với nhà tuyển dụng: "Sao em thấy nhiều công ty khác quy định mỗi ngày chỉ làm tổng tám tiếng, nhưng họ có giờ ăn sáng, ăn trưa và giờ ngủ trưa, còn công ty của mình bắt làm tổng chín tiếng m𓆉ột ngày nhưng không có?". Nhiều độc giả thuộc các thế hệ lớn tuổi khác cũng thể hiện thái độ không hài lòng với thái độ và cái tôi quá lớn của các bạn trẻ Gen Z khi đi xin việc.
>> 'Phỏng vấn 30 Gen Z, không tuyển được người nào'
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn thiếu thiện cảm với cách ứng xử của Gen Z. Bạn đọc Minh Quân phản biện: "Tôi không bênh Gen Z nhưng phải thừa nhận các bạn trẻ thế hệ này không còn thảo mai, e dè, không còn nịnh bợ hay nói những câu từ sáo rỗng chỉ để xin được việc.
Hãy nhớ rằng, người la❀o động và người sử dụng lao động là mối quan hệ thuận muaꦍ vừa bán. Công ty cần người lao động tạo ra giá trị để kiếm lợi nhuận về cho mình, người lao động cần việc để kiếm thu nhập chăm lo cuộc sống. Hai bên thấy hợp lý thì làm việc với nhau, còn không thì thôi. Việc này cũng y như khi bạn đi mua con cá hay mớ rau ngoài chợ vậy, rất rõ ràng.
Thời đại ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Không bàn tới năng lực, các bạn trẻ bây giờ dám nói thẳng, nói thật, không sợ mất lòng ai. Đây là những điều mà với tôi, rất cần cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặt vị trí là chủ một doanh nghiệp, tôi rất cần những bạn trẻ không biết thảo mai, để tôi có thể nắm rõ hết được tình hình của công ty mình, không phải lo cấpജ෴ dưới về cùng một phe".
Đồng quan điểm, độc giả Người tuổi Ngọ nhấn mạnh: "Nhiều công ty bây giờ vẫn tuyển người theo kiểu thái độ là chính chứ chưa quan tâm nhiều đến trình độ. Mà thái độ ở đây cũng phải tùy theo từng thế hệ. Gen Z bây giờ nhiều bạn rất giỏi, nên họ cũng rất ngông. Nhưng cái ngông của họ là do thiếu kinh nghiệm giao tiếꩲp với công việc, cái này nhà tuyển dụng có thể đàoꩵ tạo được.
Còn nếu cứ giữ cái tinh thần 'bề trên' để 'ban phát công việc' thì công ty sẽ không thể nào tìm ra được người ꦡtài. Đừng nghĩ rằng các ứng cử viên đang cần việc nên mình có toàn quyền quyết định. Điều đó không sai nhưng lại là tư duy💟 không chịu chấp nhận thiếu sót, cái dở của công ty mình để điều chỉnh lại chính sách cho phù hợp với thời đại".
- Tôi xin được việc với bằng đại học trung bình, kinh nghiệm bằng không
- Sinh viên ra trường không kinh nghiệm khó có cửa vào công ty tôi
- 8X không xin nổi việc dù lương mong muốn chỉ hơn Gen Z 5 triệu đồng
- Hẹn phỏng vấn bốn ứng viên, ba người không đến
- Tuổi 30 'khó xin việc vì Gen Z'
- 'Gen Z bị chê non, 8X bị chê già'