Con bé muốn được làm điều mà các bạn ở Việt Nam thoải mái làm từ khi còn rất bé: ngồi cạnh người lái hay ngồi trực tiếp trên ghế sau như người lớn. Mười năm nay, mỗi lần về nước, chúng tôi vẫn có phần "thả lỏng" cho các con mỗi khi buộc phải di chuyển bằng ôtô đường xa. Nhưng việc vừa phải thay nhau bế bồng đứa nhỏ, vừa để mắt trông chừng đứa lớn hiếu động khiến các chuyến đi thường trở nên mệt mỏi, căng thẳng. Vì vậy, khi dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đề xuất🎶 quy định về điều kiện chở trẻ em dưới 10 tuổi bằng ôtô, tôi rất quan tâm, tán thành dù chưa hoàn toàn được thuyết phục.
Tại Pháp - nơi tôi ở - và nhiều nước khác, ngay từ ngày đầu tiên rời khỏi bệnh viện phụ sản, bọn trẻ đඣã về nhà trên ôtô trong chiếc nôi sơ sinh dành riêng cho trẻ em. Chiếc ghế lắp thêm chắc chắn không phải là thứ dễ chịu với những đứa trẻ hiếu động nhưng thói quen được thiết lập sớm với nguyên tắc "dạy con từ thuở còn thơ" khiến mọi thứ dần đi vào nền nếp. Từ năm 1992, Luật Giao thông của Pháp đã bắt buộc sử dụng ghế ôtô riêng biệt dành cho trẻ dưới 10 tuổi (hoặc cho đến khi trẻ có hình dáng phù hợp với việc đeo dây an toàn của ôtô - tương ứng chiều cao 1,3 m-1,5 m tùy loại xe). Trước đó, từ năm 1990, Pháp bắt buộc người ngồi trên ôtô - bất kể hàng trước hay sau - phải cài dây an toàn khi xe lưu thông.
Dây an toàn - phát minh của hãng Volvo từ năm 1959 - có khả năng giữ người ngồi yên vị khi xảy ra tai nạn, nhờ đó tránh va đập nhau hoặc va đập vào thành xe. Tuy nhiên, dây an toàn ba điểm cố định lại 🅘có các kích thước cố định nên không thể giữ chặt trẻ vào ghế ngồi. Vì vậy, ghế ôtô riêng biệt cho trẻ em được thiết kế để có thể nâng trẻ lên đến tầm mà dây an toàn phát huy tác dụng. Ngoài ra, tác động của những túi khí an toàn có thể quá sức chịu đựng của cơ thể trẻ em nên trẻ bị cấm ngồi ghế cạnh người lái. Ghế ôtô dành cho trẻ cũng có tác dụng hạn chế những tác động trực tiếp của túi khí an toàn. Từ năm 1995, Liên minh châu Âu ban hành chuẩn R44 về phân loại các ghế ôtô của trẻ em theo cân nặng để bảo đảm an toàn khi lưu thông và được hiệu chỉnh nhiều lần theo các kết quả thử nghiệm khi tai nạn xảy ra. Từ tháng 9/2024, chuẩn R44 cho các sản phẩm ghế ôtô trẻ em sẽ được thay thế hoàn toàn bởi chuẩn R129. Theo đó, ngoài ràng buộc về cân nặng, trẻ em sẽ bị ràng buộc thêm bởi chiều cao, tức là quy định cho việc sử dụng ghế trẻ em trên ôtô sẽ chặt chẽ hơn.
Tại Việt Nam, Bộ Công an đã trình dự thảo꧒ Luật Trật tự, an toàn giao thông vào tháng 7/2023 với những quy định về việc tham gia giao thông đường bộ bằng ôtô với trẻ em. Theo đó, trẻ dưới 10 tuổi hoặc cao dưới 1,35m không được ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, và trẻ dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế riêng. Đây là điểm đáng ghi nhận của Luật. Tuy nhiên, đến bản dự thảo mới nhất - ràng buộc về trẻ em cần có thiết bị an toàn được giảm nhẹ ở chỗ: chỉ áp dụng trong trường hợp "không có người lớn ngồi cùng". Điều kiện tuổi và chiều cao khá phù hợp với những quy định chung của nhiều quốc gia, trong đó có Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, việc chỉ áp dụng trong trường hợp "không có người lớn ngồi cùng" khiến tôi e ngại.
Với trẻ chưa thể tự ngồi trên ôtô, quy định này gián tiếp chấp nhận việc người lớn ཧbồng bế trẻ khi xe đang chạy. Theo Nghị định 100/2019 của🅘 Chính phủ, mọi người ngồi trên ôtô phải cài dây an toàn khi xe đang lưu thông nên nếu người lớn vừa bồng bế trẻ vừa đeo dây an toàn có thể gây nguy hại cho trẻ khi dây siết vào những vị trí mềm yếu của trẻ. Ngoài ra, không phải xe nào cũng có chiều dài dây an toàn đủ cho cả trẻ và người bồng bế. Bồng bế trẻ lâu có thể dẫn đến những giây phút lỏng vòng tay, mà tai nạn lại có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào. Với trẻ đã có thể tự ngồi trên ôtô, khi kích thước của trẻ quá bé so với người lớn, dây an toàn không có khả năng giữ chặt cơ thể khi có va chạm xảy ra nên khó tránh được va đập ngay trên xe.
Luật được tạo ra nhằm bảo vệ sự an toàn cho người dân, trong đó có trẻ em. Các điều kiện ràng buộc về an toàn cho trẻ là một bước tiến lớn đáng ghi nhận. Giảm nhẹ điều kiện ràng buộc sẽ dẫn đến thái độ khi♈nh suất của người lớn khi thực hiện, vô hình trung đánh mất tác dụng bảo vệ trẻ em. Những số liệu đưa vào Luật, nhất là những số liệu mang tính kỹ thuật, cần được kiểm chứng với các cơ quan khoa học thực nghiệm. Chấp nhận vòng tay chủ quan của con người thay cho chiếc vòng vật liệu bảo vệ con trẻ đã được thế giới nghiên cứu kỹ và áp dụng rộng rãi là điều thiếu thuyết phục với tôi.
Việt Nam đã đi sau thế giới hàng chục năm về vấn đề an toàn giao thông đường bộ liên quan dây an toàn và ghế ôtô dành riêng cho trẻ em. Vì vậy, khi có thể, Luật sắp ban hꦗành cần làm triệt để chứ đừng vì sự thỏa hiệp nào đó mà giảm nhẹ điều kiện an toàn.
Võ Nhật Vinh