Tình thế buộc các bác sĩ🔯 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 quyết định tiến hành ca phẫu thuật ghép gan cấp cứu ngay lập tức. Lúc này anh Hoàn đã suy gan cấp, tiền hôn mê gan trên nền viêm gan B mạn tính, nhiễm khuẩn, viêm phổi, rối loạn đông máu... May mắn, anh Hoàn được một người hiến gan phù hợp nên có thể tiến hành ghép ngay.
Tiến sĩ Lê Văn Thành, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tụy, cho biết đây là ca ghép gan cấp cứu chứ không phải như💫 ca ghép thông thường, cũng là ca ghép gan cấp cứu đầu tiên ở viện. Mọi công đoạn chuẩn bị tiến hành ghép đều phải nhanh chóng để giành giật sự sống cho người bệnh.
Trước đó, các ca ghép gan bệnh viện thực hiện đều được chuẩn bị theo🌱 kế hoạch, còn ghép cấp cứu diễn ra trong khi quá trình chuẩn 🧜bị chưa hoàn thiện, lại là ghép gan từ người hiến còn sống.
Các bác sĩ đã nhanh chóng phối hợp, lên phương án và ti🐽ến hành c𝓡a phẫu thuật xuyên đêm, chạy đua từng giờ để cứu sống bệnh nhân. Ca mổ kéo dài suốt 14 tiếng đồng hồ, vào cuối tháng 10.
Bệnh 🍎nhân tỉnh lại 2 ngày sau ghép gan, sức khỏe hồi phục dầ✃n.
Tỉnh lại sau phẫu thuật, anh Hoàn cho biết có cảm giác như vừa ngủ một giấc dài. "Cha mẹ sinh ra tôi nhưng▨ các bác sĩ và người hi𓆉ến tặng gan mới là người hồi sinh, cho tôi một cuộc sống mới", anh Hoàn nói.
Nhu cầu ghép gan ở Việt Nam rất lớn, ước tính khoảng 1.500 người đang chờ ghép gan. ♏Ghép gan là một phẫu thuật thay thế gan bệnh bằng gan lành khỏe mạnh, từ người cho sống hoặc🅘 từ nguồn hiến chết não. Ghép gan là phương cách duy nhất để đem lại sự sống, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân gan.
Tiến sĩ Thành khuyến cáo, người bệnh viêm gan B phải uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, tránh bỏ thuốc hoặc uống không thường xuyên để hạn chế virus viê🐼m gan B bùng phát thành đợt cấp. Khi bị suy gan cấp, 80% bệnh nhân tử vong nếu không được ghép gan. Ghép gan là biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho trường hợp suy gan cấp trên nền gan mạn tính.