Chiều 5/1, bệnh nhân 33 tuổi, quê Quảng Nam, có thể đi lại trong phòng bệnh Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự h💜ỗ trợ của nạng sau hơn một tuần phꦬẫu thuật ghép xương.
"Bác sĩ bảo𝄹 ca mổ thành công🙈, tôi có thể sớm đi đứng bình thường không cần đến nạng", bệnh nhân nói.
Hai năm trước, anh đau ở đầu gối, đi đứng khó khăn. Bệnh viện địa phương chẩn đoán khối u đầu trên xương chày bên trái, chuyển vào Chợ Rẫy. Anh trải qua 6 đợt thuốc hóa trị, phẫu thuật ꧅cắt trọn bư📖ớu, đặt xi măng kháng sinh và đặt khung cố định ngoài qua gối. Anh bị khuyết hổng 11 cm đầu trên xương chày.
Phó giáo sư Đỗ Phước Hùng, Trưởng Bộ môn C༺hấn thương Chỉnh hình Đại học Y dược, Phó Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Ch𒉰ợ Rẫy, cho biết trước đây những trường hợp này, các bác sĩ cắt một phần xương đùi chuyển xuống ghép.
"Khi cắt như vậy trục xương chi bị thay đổi, ảnh hưởng đến sự đi lại sau này. Với người trẻ tuổi, nhu cầu đi nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống", bác sĩ Hùng nói. Cuộc mổ cũng thường kéo 🌠dài, vết mổ rộng, chảy máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao. Sau khi ghép xương, nếu hóa trị, xạ trị thêm có thể ảnh hưởng xương lành của mảnh ghép.
Trên tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhế giới, từ năm 2015, một số b♕ệnh viện triển khai thay thế xương bằng mảnh ghép titanium in 3D. Nhiều bài báo quốc tế công bố các trường hợp lâm sàng, ghi nhận bệnh nhân hồi phục chức năng tốt, không biến chứng.
Tiến sĩ Lê Văn Tuấn, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình, cho biết từ tháng 5/2018, Chợ Rẫy hợp tác với Viện nghiên cứu CSIRO, Australia, triển khai nghiên cứu kỹ thuật ghép này trên thỏ. Từ năm 2019, bệnh viện bắt đầu c🔴huẩn bị để ghép trên bệnh nhân.
Bệnh viện cử bác s𓃲ĩ Nguyễn Hoàng Phú sang Australia học về kỹ thuật này trong nửa năm. Bác sĩ Phú cùng thiết kế mảnh ghép 3D titanium, tham gia công đoạn chế tác cho bệnh nhân này.
"Mảnh ghép được thiết kế dựa trên chân đối diện, tức chân lành của bệnh nhân, kích thước vừa vặn tương thích với phần khuyến hổng", bác sĩ Phú nói. Ki✤ểm tra trên máy đo lực, mảnꦆh ghép này chịu được lực đến 4,2 tấn.
Theo phó giáo sư Hùng, so với khối kim loại đặc, mảnh ghép tổ ong trọng lượng nhẹ hơn, có những lỗ được thiết kế vừa vặn, giống như những "ngôi nhà", "cái tổ"💝 để tế bào xương sinh sôi phát triển vào đó.
"Khi ấy mảnh ghép trở thành vật thể của chính bệnh nhân, sẽ sống bền vững, thích ứng với sự thay đổi của xương theo thời gian", phó giáo sư Hùng ♌chia sẻ. Trong các kim loại, titan có tính🌠 hòa hợp mô tốt nhất.
Bốn ngày sau mổ, bệnh nhân bắt đầu tập đi bằng nạng. Dự kiến chức năng đi lại sẽ hồi🌱 phục bình thường. "Trước mổ tôi đau nhức, nhiều đêm mất ngủ, giờ thấy đỡ đau, ngủ ngon hơn, đi lại thoải mái hơn", bệnh nhân nói.
Các bác sĩ hy vọng, tương lai Việt Nam có thể trang bị được máy in 3D꧋ để làm chủ hoàn toàn kỹ thuật này.