ꦯTrong nửa đầu 2021, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chiến dịch mạnh tay nhắm vào thị trường tiền điện tử. Khác với những chiến dịch trước đó, lần này chính quyền Bắc Kinh nhắm tới một hoạt động tưởng chừng an toàn - khai thác Bitcoin. Các địa phương liên tục ra 🍃lệnh cấm, trấn áp các hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin, buộc nhiều công ty phải chuyển hoạt động sang nước khác.
Các nhóm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới hiện nay đều có trụ sở tại Trung Quốc hoặc có người sáng lập đến từ ♚Trung Quốc. Một số cô🧸ng ty tiền điện tử đã chuyển hoạt động sang nước khác, tuy nhiên, vẫn duy trì các máy chủ ở thị trường tỷ dân này.
Tác động tức thì trong cuộc trấn áp Bitcoin của Trung Quốc là giá trị của các đồng tiền điện tử đã "phải chăng" hơn rất nhiều, không bị thổi phồng bởi các hoạt động đầu cơ. Ngoài ra, tỷ lệ băm (hashrate) cũng giảm hơn một nửa, tính từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 7, theo dữ liệu từ Blockchain.com.
Hoạt động khai thác trên mạng lưới chung giảm đồng nghĩa dễ dàng có thêm các khối giao dịch mới hơn. Theo CNBC, thuật toán Bitcoin đã điều chỉnh để đảm bảo năng suất đàoꦜ không giảm. Những thợ mỏ ngoài Trung Quốc đang kiếm được nhiều Bitcoin hơn trước đó, sau𓂃 đợt đàn áp từ chính phủ nước này.
Theo công ty blockchain Glassnode phân tích: "Mặc dù lợi nhuận từ việc khai thác giảm tro🌊ng thời gian đầu vì giá đồng tiền này giảm, khi số lượng thợ mỏ ít, lợi nhuận sẽ sớm quay lại".
Nhiều người cho rằng cuộc chiến giữa Trung Quốc và Bitcoin về lâu dài sẽ đem đến nhiều lợi ích. Trước đây, nhiều chuyên gia từng lo ngại với lượng mỏ khai thác Bitcoin lớn tại nước này, Trung Quốc sẽ⛦ dễ dàng lợi dụng Bitcoin, biến đồng tiền này thành "vũ khí tài chính". Nhưng khi không còn tập trung quá nhiều tại Trung Quốc, đồng tiền này cũng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi chính sách kinh tế hoặc những biến động chính trị.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Prꦬinceton và Đại học quốc tế Florida từng công bố một bài báo vào năm 2018 về "cách Trung Quốc đe dọa sự an ninh, ổn định và khả năng tồn tại của Bitcoin". Bài báo cho rằng Trung Quốc có thể tấn công mạng lưới Bitcoin vì lý do chính trị, như phá hoại một số giao dịch, kiểm duyệt♏ vài địa chỉ Bitcoin cụ thể hoặc ẩn danh người dùng và theo dõi hành vi của họ.
Vì những lý do trên, cuộc đàn áp này có thể khiến nhiều thợ đào tại Trung Quốc gặp khó khăn, nhưng lại khiến nh📖iều nhà đầu tư Bitcoin trên thế giới cảm thấy dễ chịu hơn.
Mỹ Quyên (theo CNBC)