Dầu thô tăng giá tác động mạnh tới kinh tế. |
Các chuyên gia tài chính tại Tokyo nhận định giá dầu xuống 40 USD/thùng là tín hiệu tốt cho nền kinh tế song nó lại chẳng duy trì được lâu. Dầu tăng giá trở lại củng cố quyết tâm không cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ trước thềm cuộc gặp các bộ trưởng diễn ra tại Cairo vào ngày mཧai.
Số liệu của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ công bố tuần này cho thấy, dự trữ của Mỹ chỉ đạt 1,4 triệu thùng trong tuần từ 3/12, thấp hơn 300.000 thùng so với dự đoán trước đó, dự trữ chất đốt tăng 100.000 thùng song vẫn thấp hơn 13% so với mức tiêu thụ đỉnh điểm của mùa đông năm ngoái. Điều này thổi bùng tâm lý Mỹ sẽ tăng dự trữ nhiên liệu trong tuần✤ tới. Một nguyên nhân khác là từ đầu mùa đông đến giờ🧜 thời tiết mát mẻ khiến cho nhu cầu tiêu thụ chất đốt thấp, do đó kéo giá dầu xuống thấp rất nhiều so với mức đỉnh điểm 55,65 USD. Tuy nhiên, cơ quan dự báo thời tiết cho biết trong tuần tới sẽ có cơn bão lạnh qua vùng đông bắc - nơi tiêu thụ chất đốt lớn nhất Mỹ.
Hiện OPEC đang khai thác vượt sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày so với cam kết 27 triệu thùng. Trong cuộc họp ngày mai có 2 lu𝓰ồng ý kiến trái ngược nhau. Libya cho rằng, OPEC nên cắt giảm 500.000 đến 1 triệu thùng. Bộ trưởng năng lượng Fathi Omar bin-Shatwan tuyên bố, mức 35 USD/thùng dầu Brent là hợp lý và OPEC phải có hành động trước khi nó xuống quá thấp, trong khi đó nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu - Ảrập Xêút lại phản đối. Từ trước đến nay, tranh luận về sản lượng luôn là chủ đề gay gắt nhất tạౠi các cuộc họp của OPEC. Ngoài việc đảm bảo có lợi nhuận cao nhất cho các nước thành viên, OPEC còn có tôn chỉ giữ giá nhiên liệu ở ngưỡng hợp lý để tránh tác động mạnh đến kinh tế thế giới, đang được dự báo tăng trưởng chậm trong năm tới.
Phong Lan (theo Reuters)