Mở cửa phiên giao dịch 5/6, giá mỗi thùng WTI tăng 5% lên 75,06 USD👍. Giá Br๊ent cũng tăng hơn 3%, lên 78,73 USD một thùng. Hiện tại, mức tăng của cả hai loại dầu còn hơn 2%.
Sau phiên họp căng thẳng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (🅰OPEC+) hôm 4/6, Saudi Arabia – quốc gia dẫn đầu OPEC thông báo tự nguyện giảm sản xuất thêm 1 triệu thùng một ngày trong tháng 7 để bình ổn thị trường dầu. Các nước khác cũng cam kết duy trì mức cắt gi💎ảm hiện tại (công bố hồi tháng 4) đến cuối năm 2024. Nga không giảm thêm sản xuất, còn UAE được nâng quota cho năm tới.
OPEC+ đạt thỏa thuận trên sau cuộc tranh cãi kéo dài với các thành viên châu Phi về cách đo đếm lượng cắ꧙t giảm của họ. Việc này khiến phiên họp khai mạc chậm hơn vài giờ.
Bộ trưởng Năng lượng Aಌrab Saudi Abdulaziz bin Salman cho biết sau tháng 7, họ có thể gia hạn việc cắt giảm sản xuất. Tuy nhiên, nước 💜này sẽ giữ thị trường "luôn trong trạng thái hồi hộp" chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra. Abdulaziz cho biết ông "sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để bình ổn thị trường".
Trước phiên họp của OPEC+ hôm 4/6, Abdulaziz đã cảnh báo những người bán kh🧔ống trên thị trường dầu 🍒(đặt cược giá dầu giảm) rằng họ nên "coi chừng".
"Thị trường có lẽ sẽ thắt chặt hơn nữa trongಌ nửa cuối năm nay. Động thái của Saudi Arabia đã khiến thị trường bất𝓡 ngờ", các nhà phân tích tại ANZ Group nhận xét.
Tháng trước, giá dầu thô WTI giảm 11% do lo ngại về nhu cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, gây sức ép lên triển vọng tiêu thụ. Trước phiên họp, Reuters trích nguồn tin thân cận dự báo OPEC+ có thể giảm thêm 1 triệu thùng một ngày. Tuy nhiên, phần lớn nhà phân tích, như Goldman Sachs Group, kỳ vọng sản lượng giữ nguyên và các nưꦡớc OPEC+ không có thêm động thái nào khác.
Tháng 10/2022, OPEC+ thông báo giảm sản xuất 2 triệu thùng dầu một ngày. Tháng 4/2023, họ đột ngột công bố tự nguyện giảm thêm 1,6 triệu thùng nữa, bắt đầu từ tháng 5.
Hà Thu (theo Bloomberg)