Là 🧸người thứ tư đăng đàn t🍷rong kỳ họp lần này, 13 đại biểu đặt câu hỏi tại hội trường dành cho Bộ trưởng Tài chính chủ yếu xoay quanh vấn đề giá điện, điều hành xăng dầu, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, quản lý nợ công... Trước đó, 5 đại biểu khác gửi câu hỏi bằng văn bản cho Bộ trưởng Vương Đình Huệ.
Người đứng đầ▨u ngành tài chính đã chọn điện làm chủ đề trả lời đầu tiêꦏn.
Trước khi đi trực tiếp vào vấn đề, ông Huệ nhắc lại nguyên tắc quản lý điều hành giá điện, xăng dầu, than, dịch vụ công và các mặt hàng thiết yếu khác là theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước. Khi đã là cơ chế thị trường, giá cả sẽ không thể tiếp tục bao cấp. Tuy nhiên, trên thực tế giá điện đang bao cấp cho 🦩một số lĩnh vực như sản xuất thép, xi măng; riêng lĩnh vực sản xuất thép, điện đã bao cấp tới 2.547 tỷ đồng.
Về điều hành giá điện, Bộ trưởng Tài chính thông tin, EVN năm 2010 lỗ 8.040 tỷ đồng do mua điện giá cao của các doanh nghiệp ngoài ngành bán, 🤪15.000 tỷ đồng lỗ do chênh lệch tỷ giá.
Trả lời về kịch bản 2012, ông Huệ thông tin: giá điện của năm 2012 sẽ là giá của 2011 cộng thêm các chi phí, tỷ giá lấy theo năm 2011 và không tính các khoản lãi của EVN, giữ nguyên giá tiêu thụ than cho điện. Với tính toán này, giá thành điện sẽ là 1.242 đồng mỗi kWh, tăng 4,6% so với hiện nay, đã gồm tất cả các khoản EVN phải giảm trừ theo kết quả kiểm toán. Giá điện 2012 chỉ phân bổ 1/4 lỗ của năm 2010, 1/3 lỗ m💦ua điện ngoài ngành.
Bộ trưởng Tài chính: "Chính phủ rất cân nhắc trong việc điều hành giá bán điện". Ảnh: Hoàng Hà |
Như vậy năm 2012 giá điện vẫn tăng nhưng tăng ở mức kiềm chế. Giá bán cho hộ thu nhập thấp vẫn giữ như hiện nay🍰 và thấp hơn mức bình quân chung, ông Huệ khẳng định.
Bộ trưởng Huệ cho biết Chính phủ đã phải rất cân nhắc trong việc điều hành giá bán điện, bởi nếu tính đún💛g, tính đủ, giá đã lên mức rất cao.
Liên quan đến câu hỏi EVN đầu tư ra ngoài ngành tới 2.100 tỷ đồng, số vốn này có liên quan đến số lỗ của tập đoàn, Bộ trưởng Huệ khẳng định: "Trong báo cáo 💝kiểm toán cũng ghi rõ, khoản lỗ 8.040 tỷ đồng này không l🐠iên quan đến đầu tư ngoài ngành", ông Huệ nói
Bổ sung ch♕o phần giải trình của Bộ trưởng Huệ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng cho rằng giá cả hàng hóa cần được thực hiện nhất quán theo c♑ơ chế thị trường. "Đã qua rồi thời kỳ bao cấp, nhà nước trợ giá. Giá điện cần thực hiện theo thị trường cạnh tranh, từng bước một", ông Hải nói.
𝓡Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bổ sung, giá điện bình quân của Việt Nam hiện là 5,6 cent; trong khi tính đúng, tính đủ chi phí, mức giá vào khoảng 9,6 cent.
Trước đó, vào cuối giờ sáng, đại biểu Đặng Thế Vinh (Long An) xới lại vấn đề đư🧸ợc nhiều lần đề cập: "Khi 𝓀giá xăng dầu thế giới tăng, trong nước cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi thế giới giảm thì giá trong nước không giảm, gây bức xúc trong dư luận. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp điều hành trong thời gian tới?". Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng) yêu cầu Bộ trưởng Huệ công khai kết quả thanh tra xăng dầu.
Trả lời câu hỏi này, ông Huệ nói: "Đại biểu dùng từ năm 2011 giá xăng dầu nhảy múa thì đúng nhưng chưa đủ. Giá thế giới đúng là có tăng thật nhưng 🎐giá cả trong nước được kiềm chế. Điện có điều chỉnh một lần, xăng dầu có điều chỉnh 4 lần: 2 lần tăng, 2 lần giảm. Có thể lần điều chỉnh này gần sá✤t với điều chỉnh tỷ giá, thời điểm lễ Tết... nên cảm giác nó dồn dập. Xăng dầu của chúng ta phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu tới 70%, 30% trong nước cũng tính theo giá quốc tế chứ không phải giá rẻ".
Người đứng đầu ngành tài chính bổ sung thêm, giá bán lẻ trong nước được tính trên cơ sở xăng dầu thành phẩm của thế giới chứ không phải theo dầu thô. Vì thế, khi giá dầu thô thế giới giảm, nhiều người đặt câu hỏi tại sao giá trong nước vẫn đứng im, trong khi thực tế, xăng dầu thành phẩm thế 🌞giới tại thời đ🅷iểm ấy vẫn đứng ở mức cao.
Về điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới, ông Huệ cho biết sẽ kiên trì theo định hướng thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Bộ Tài chính đang đề nghị Chính phủ cho đánh giá lại Nghị định 84; xem xét sửa đổi chu kỳ tính giá cơ sở 10 ngày cho phù hợp với tần suất điều chỉnh giá, thay cho 30 ngày hiện nay. Đồng thời, Bộ này xem xét sửa đổi quy định về chi phí kinh doꦇanh, lợi nhuận định mức theo hướng phù hợp hơn với thực tế. "Chúng tôi cũng đang đề nghị bổ sung quy định về kiểm tra, kiểm toán, công bố minh bạch thông tin và chế tài xử lý vi phạm", ông Huệ nói.
Nhiều đại biểu Quốc hội thắc mắc việc giá thế giới giảm liên tục, xăng dầu trong nước vẫn đứng im. Ảnh: Hoàng Hà. |
Trước đó, trong phần giải trình bằng văn bản về điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Tài chính cũng thừa nhận thời gian qua trong một số lần điều chỉnh giá, các đơn vị chức năng đã chưa chú ý đúng mức tới thói quen, tập quán của người ওtiêu dùng. Vì vậy, các đợt tăng giá bị hiểu lầm là liên tiếp, dồn dập, gây tác động bất lợi đến tâm lý người tiêu dùng và ảnh hưởng nhất định đến giá cả một số mặt hàng khác.
Liên quan đến💟 câu hỏi doanh nghiệp xăng dầu đang lỗ hay lãi và có hay không hiện tượng làm giá giữa một nhóm nhỏ doanh nghiệp độc quyền, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết 3 đoàn thanh tra đã kết thúc đợt làm việc tại một số đơn vị đầu mối. Bộ Tài chính sẽ công khai bản báo cáo này và khi đó, lỗ, lãi sẽ được minh bạch hóa.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường về kế hoạch giãn, hoãn, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, ông Huệ cho biết, Bộ Tài chính đang nghiên cứu phương án để trình Chính phủ vào phiên h🌼ọp tháng 12.
Tại phiên chất vấn buổi sáng, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về khủng hoảng nợ công tại nhiều nước trên thế giới sẽ tác động như thế nào đối với Việt Nam. Trả lờ🌠i về vấn đề này, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định: "Không một phút một giây nào chúng ta lơ là nợ công cả". Tính đến ngày 31/12/2010, dư nợ công của Việt Nam vào khoảng 57,3% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 45,7% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 42,2% GDP. Đến ngày 31/12/2011, các con số này lần lượt là 54,6%, 43,6% và 41,5%. Các chỉ tiêu này đến ngày 31/12/2012 sẽ lần lượt là 58,4%, 46,1%, 44,2% GDP và nằm trไong ngưỡng an toàn. Ông Huệ🍷 cho biết trong số nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ vay ODA chiếm 74%, vay ưu đãi chiếm 19%, và vay thương mại chỉ chiếm 7%. Các khoản vay ưu đãi có thời gian ân hạn kéo dài, lãi suất thấp nên không gây sức ép cho ngân khố quốc gia. |
Hồng Anh