Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo lần 3 về cơ cấu Biểu giá bán lẻ điện, dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2013, trong đó khống chế giá bán tại từng khu vực theo một tỷ lệ nhất định so với giá bán lẻ bì🅠nh quân, thu hẹp bậc thang điện sinh hoạt và tách riêng giá bán dành cho nhóm khách hàng sản xuất xi măng, sắt thép.
Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt𝓡 theo dự thảo sẽ chỉ còn 6 bậc thang, giảm so với mức 7 bậc thang hiện nay, trong đó gộp mức từ 101 đến 200 kWh, thay cho 2 bậc nhỏ hiện nay là từ 101 đến 150 kWh và 151 đến 200 kWh.
Ở bậc thang đầu tiên dành cho các hộ thu nhập thấp sử dụng không quá 50 kWh mỗi tháng và đã đăng ký với ngành điện, giá điện không lớn hơn 80% giá bán lẻ bình quân. Giả dụ với giá bán lẻ bình quân không đổi (là 1♛.437 đồng/kWh - chưa bao gồm thuế VAT), mỗi hộ gia đình này sẽ phải trả tối đa 1.150 đồng/kWh, t🔴hay vì 993 đồng như hiện nay.
Với hộ gia đình bình thường, giá điện sẽ tính từ bậc thang thứ♔ 2 trở đi, bao gồm 5 mức giá. Trong đó, ཧvới lượng tiêu thụ điện mỗi tháng dưới 100 kWh, giá điện sẽ áp tối đa bằng giá bình quân, tương ứng 1.437 đồng/kWh theo quy định hiện nay.
Từ🐬 101 đến 200 kWh, giá điện bằng 108% mức chung, so với hiện nay đang phải chịu 2 mức giá là 106% với lượng điện tiêu thụ từ 101 đến 150 kWh và 134% với 151 đến 200 kWh. Quy đổi, mức giá điện cho bậc thang này khoảng 1.552 💛đồng/kWh.
So sánh với mức giá điện hiện nay, với lượng điện tiêu thụ dưới 150 kWh, hóa đơn tiền điện ✃của mỗi gia đình sẽ phát sinh thêm từ 7 đến 157 đồng mỗi kWh.
Nếu tiêu thụ điện từ 201 đến 300 kWh, tỷ lệ so với giá bán điện bình quân giảm còn 138%. Tương tự, bậc thang từ 301 đến 400 kWh cũng giảm từ 155% xuống còn 154%. Đây là hai mức tiêu thụ điện mà hộ gia đình có thể hưởng lợi so với thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ 𓆉từ 401 kWh mỗi tháng trở lên, hộ gia đình sẽ phải chịu giá điện cao do áp mức 165% giá điện bán lẻ bình quân, tăng 6%.
Biểu giá điện bán lẻ cho hộ gia đình
Bên cạnh đó, giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất cũng có sự gia tăng. ༒Cụ thể, với cấp điện áp từ 110 kV trở lên, giờ bình thường và giờ cao điểm vẫn chịu mức giá như hiện nay là 84% và 150% giá bán lẻ điện bình quân, nhưng ở giờ thấp điểm sẽ bị tăng thêm 5%, lên 56%.
Ngoài ra, biểu giá bán lẻ điện mới cũng quy định riêng giá điện cho các ngành sản xuất sắt, thép, xi măng, thay cho việc bịꦚ gộp giống như các cơ sở sản xuất hiện nay. Lĩnh vực nàyꦉ sẽ phải chịu giá điện cao hơn các ngành sản xuất khác từ 6 - 10% với cùng cấp điện áp 110 kV trở lên.
Trước đó, trao đổi với báo chí tại cuộc họp ngày 6/5, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán lại chi phí phát sinh sau khi giá than bán cho điện tăng nhằm có lộ trình điều chỉnh giá. Bởi theo Quyết định 24 của Thủ tướng, khi chi phí đầu vào như nhiên liệu, tỷ giá... tăng từ 5% trở lên, giá điện sẽ được điều chỉnh tương ứng, khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh tối thiểu là 3 tháng. Lần gần đây nhất giá điện được điều chỉnh là ngày 22/12/2012, tăng thêm 5% lên mức bình quân 1.437 đồng mỗi kWh.
Huyền Thư