Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đi xuống khi thế giới và đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương đang cảဣi thiện đánಌg kể. Trong quý I, chỉ số này trên toàn cầu tăng 2 điểm lên 92 điểm, nhờ sự lạc quan của người tiêu dùng khu vực Trung Đông, Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương.
Riêng tại châu Á, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng 10 điểm lên mức cao nhất từ trước tới nay là 107 điểm, nhờ kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau suy thoái. Tại Trung Đông và Bắc Phi, chỉ số còn tăng mạnh hơn, 17 điểm lên đỉnh cao mới 106 điểm, bất chấp bất ổn chính trị và xꦏã hội.
Trái ngược với diễn biến tích cực trong khu vực, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam lại giảm 5 điểm xuống 98 điểm. ⛦Sau thời gian liên tiếp đi xuống, Việt Nam hiện chỉ đứng ở ♕vị trí 15 trong danh sách những quốc gia có người tiêu dùng lạc quan nhất thế giới.
Theo đánh giá của Nielsen, chỉ số của Việt Nam vẫn trên mức trung bình toàn thế giới (92 điểm) nhưng thấp hơn nhiều🍃 bình quân của khu vực châu Á Thái Bình Dương, chủ yếu do người tiêu dùng lo ngại về tình hình kinh tế đất nước hiﷺện nay. Mối quan ngại hàng đầu của họ là giá lương thực thực phẩm, kế đó là xăng dầu, điện và chất đốt.
Mùa hè năm nay, người dân không chỉ lo mất điện mà còn canh cánh nỗi lo giá điện có thể tăng. Ảnh: Hoàng Hà |
61% người Việt Nam tham gia khảo⛦ sát tin rằng kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái. Tỷ lệ này tăng 5% so với đợt khảo sát quý 4 năm ngoái.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy với mức tăng 3,32% trong tháng tư, chỉ số giá tiêu dùng tính đến cuối tháng tư đã cao hơn cùng kỳ năm ngoái 17,51%. Sang tháng 5, chỉ số giá tiêu dùn♎g tăng thêm 2,21% và cao hơn cùng kỳ 19,78%.
Nhìn về 12 tháng tiếp theo, sự lạc quan của ജngười tiêu dùng Việt Nam đã giảm so với cuối năm ngoái. Chỉ 60% người tham gia khảo sát tin rằng công việc của mình sẽ tiến triển theo hướng tốt hoặc rất tốt. 56% tỏ thái độ tư൩ơng tự về tình hình tài chính cá nhân trong một năm tới. Tỷ lệ này giảm 6% so với quý 4 năm ngoái.
67% người Việt Nam tham gia khảo sát cho biết sau khi chi cho các nhu cầu thiết yếu, họ dành hết tiền gửi tiết kiệm. Trong khi đó, chỉ 39% người cho biết sẽ dành tiền dư ra để đi du lị💞ch. Tỷ lệ dành cho mua sắm quần áo mới, cho sản phẩm công nghệ mới và cho tân trang nhà cửa cùng là 36%, trong khi cho dịch vụ giải trí ngoài gia đình là 32%.
Những mối quan ngại hàng đầu với người tiêu dùng:
Mối quan ngại |
Châu Á Thái Bình dương Q1/2011 |
Việt Nam Q1/2011 |
Việt Nam |
Giá lương thực tăng |
20% |
18% |
13% |
Giá nhiên liệu tăng |
7% |
17% |
4% |
Tăng chi phí điện, gas và các chất đốt khác... |
7% |
12% |
7% |
Triển vọng kinh tế |
10% |
11% |
9% |
Mất cân bằng cuộc sống và công việc |
12% |
9% |
18% |
Sức khỏe |
8% |
8% |
14% |
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng qua mạng được Nielsen (cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ, Hà Lan và hiện diện ở 100 quốc gia, lãnh thổ) tiến hành với 28.000 người dùng Internet ở 51 quốc gia định kỳ hằng quý, nhằm tổng kết về sự lạc quan, các mối lo ngại và khuynh h♚ướng chi tiêu của người tiêu dùng.
Cuộc khảo sát gần nhất được tổ chức từꦏ ngày 23/3 đến 12/4 cho thấy, ngày càng nhiều người tiêu dùng ở khắp châu lục tin rằng kinh tế thế giới đang suy thoái.
"Kinh tế thế giới đang phục hồi đúng hướng, cho dù còn chậm chạp. T💟uy nhiên, 55% người tiêu dùng tham gia khảo sát qua mạng cho rằng họ đang lâm vào cảnh suy thoái, thậm chí 51% còn lo ngại suy thoái kéo dài ít nhất một năm nữa", Tiến sĩ Venkatesh Bala, chuyên gia kinh tế trưởng của Cambridge Group, một thành viên của hãng nghiên cứu Nielsen nói.
Mức ꦅđộ lo lắng về suy thoái rất khác nhau ở từng khu vực, chăng hạn châu Á là 37%, Bắc Mỹ có 82% và châu Âu có 68% người tin rằng đất nước họ đang suy thoái.
Trong thang điểm của Nielsen, 100 điểm được c🦂oi là ranh rới quan trọng phân định mức độ lạc quan hay bi quan. Trong 10 quốc gia lạc quan nhất thế giới, châu Á Thái Bình Dương đóng góp 7 nước. Trong khi châu Âu đóng góp tới 9 thành viên trong danh sách 10 quốc gia bi quan nhất thế giới.
Ấn Độ là nước lạc quan 💞nhất, khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý I đạt 131 điểm, kế đó là Ảrập Xêút (118 điểm) và Indonesia (116 điểm).
Nếu như triển vọng kinh tế là🌳 mối lo lắng hàng đầu với người tiêu dùng thế giới quý 4 năm ngoái thì năm nay vị trí số một lại thuộc về🐽 nguy cơ tăng giá lương thực và nhiên liệu.
"Giá xăng dầu và lươ♔ng thực tăng đang là vấn đề đáng báo động 𝄹với người tiêu dùng khắp thế giới. Trong khi thu nhập không thay đổi và luôn ở mức giới hạn, càng ngày họ càng phải chi nhiều hơn cho thức ăn, nhiên liệu”, ông Bala nói thêm. Ông cảnh báo, khi tiền nhàn rỗi ngày càng ít đi, người tiêu dùng sẽ càng đắn đo hơn khi chi tiêu cho những thứ không thiết yếu.
Song Linh