Ngôi nhà 47C Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) - nơi Trịnh Công Sơn gắn bó lúc sinh thời - ngập tràn hoa của người hâm mộ nhân dịp giỗ ông (ngày 1/4). Gia đình dành một góc nhỏ trên tường, trưng bày các bức ảnh hiếm về cuộc đời ông, từ thuở đôi mươi với cặp kiếng đen, mái tóc rẽ ngôi lãng tử, ôm đàn guitar nghêu ngao hát, đến thời trung niên bên Văn Cao - người anh lớn của ông trong nghề,🍒 hay bức ảnh chụp giữa tuyết trắng tại Canada cùng em gái Trịnh Vĩnh Trinh đầu những năm 1990...
Trong phòng khách, bà Trịnh Vĩnh Trinh cùng chồng và nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn ngồi trên bộ bàn ghế mà ông thường tiếp bạn bè. Bà giải thích bộ ghế là kỷ vật các em gái tặng ông, có năm chiếc màu đen, một chiếc màu trắng dành riêng cho nhạc sĩ.ꦜ Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là anh cả. Ông có năm em gái, hai em trai. Khi cha mất năm ông 18 tuổi, nhạc sĩ cùng mẹ cáng đáng gia đình, nuôi dạy các em. Mỗi lần nhắc đến anh trai, mắt bà Trịnh Vĩnh Trinh ánh lên niềm vui. Bà tự hào vì sau 20 năm nhạc sĩ ra đi, người hâm mộ, bạn bè vẫn nhớ đến ông, tổ chức hàng loạt chương trình khắp cả nước.
Nghệ sĩ Trần Lực xuất hiện với vóc dáng gầy, mái tóc rẽ ngôi, đeo kính mắt tròn, gợi nhớ hình tượng cố nhạc sĩ. Anh vừa hoàn thành vai chính trong bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc đời Trịnh Công Sơn - Em và Trịnh. Anh nói: "Cảm giác khi đến thắp hương cho người mà tôi vừa hóa thân trên cả kỳ lạ, tuyệt vời". Để hóa thân cố nhạc sĩ, Trần Lực giảm 10 cân, học nói giọng Huế, tiếng Pháp, dành vài tháng nghiên🀅 cứu tư liệu về ông.
Trong sân vườn nhà cố nhạc sĩ, nghệ sĩ nhiều thế hệ cùng đàn hát, như một minh chứng cho sức sống, sự kết nối của nhạc Trịnh trong đời sống hiện tại. Hồng Nhung - "bóng hồng" một thuở của ông - xúc động khi trở về căn nhà 47C Phạm Ngọc Thạch. Khi còn là sinh viên Đại học Ngoại ngữ, mỗi buổi trưa, Hồng Nhung ăn cơm ở nhà cố nhạc sĩ rồi mới đến trường. Cô hát lại nhạc phẩm đầu tiên Trịnh Công Sơn sáng tác tặng trong chùm ba ca khúc về Bống năm 1993 - Bống bồng ơi.
* Dàn nghệ sĩ hát tưởng nhớ Trịnh Công Sơn
Cẩm Vân hát Diễm xưa, Hành hương trên đồi cao. Danh ca kể cố nhạc sĩ từng xe duyên cho vợ chồng chị. Ông còn biết Khắc Triệu hay ghen nên thường trêu anh. Mỗi lần gặp vợ chồng danh ca, ông thường chỉ tay vào má, giả vờ bảo Cẩm Vân hôn. Bình thường, tay trống Khắc Triệu vốn hay ghen, nhưng trước Trịnh Công Sơn, anh chỉ cười xòa vì biết rõ tình cảm cố nhạc sĩ dành cho gia đình anh. Chị cũng nhớ như in lần cuối gặp Trịnh Công Sơn, dịp sinh nhật ông năm 2001, nhạc sĩ đã yếu, chỉ thều thào trò chuyện. Thấy Cẩm Vân đến, ông nói: "Vân ơi, anh muốn nghe em hát bài Sóng về đâu". Lúc đó, chị đã hát không꧒ có micro lẫn nhạc đệm. Sau này, ca khúc trở thành nhạc 🍌phẩm được yêu thích, giúp chị vào bảng xếp hạng Làn sóng xanh.
Hát nhạc Trịnh trong cùng chương trình với các tên tuổi lớn, ca sĩ trẻ Hoàng Trang hồi hộp sau cánh gà. Cô tiếp xúc với nhạc Trịnh từ năm ba, bốn tuổi, khi bố mẹ đều là fan của cố nhạc sĩ. Lớn lên, dòng nhạc này dần thấm vào máu, khiến cô say mê tự thuở nào. Lần đầu cô hát nhạc Trịnh trước đông đảo khán giả là ở Hội quán Hội ngộ với ca khúc Bên đời hiu quạnh. Sau này, nhạc Trịnh đem lại cho cô những điều ngoài mong đợi - trong đó có bạn trai hiện tại, người đồng hành cô trong âm nhạc - anh Nguyễn Đông. "Tôi không nghĩ có một biên giới nào trong việc cảm thụ nhạc Trịnh. Là một người trẻ, tôi chứng kiến nhiều quán cà phê Trịnh rất đông khán giả là thanh niên. Có lẽ, cũng như tôi, họ tìm đến các ca khúc của Trịnh Công Sơn vì muốn tìm một nốt trầm, điểm lắng để sống chậm hơn", Hoàng Trang nói. Cô hát Ta thấy gì đêm nay, Dựng lại người với phong cách 🎐hào sảng, hiện đại, trên nền guitar của Nguyễn Đông.
Quang Dũng, Lân Nhã - hai "quý ông" hát nhạc Trịnh - biểu diễn loạt nhạc phẩm Mưa hồng, Chiều một mình qua phố, Phôi pha. Nghệ sĩ saxophone An Trần, pianist Tuấn Mạnh khiến khán giả chìm đắm trong không gian âm nhạc tĩnh lặng, với các bản độc tấu Xin cho tôi, Bên đời hiu quạnh. Chương trình kết thúc với bản hòa ca Để gió cuốn đi. Bà Trịnh Vĩnh Trinh cùng tất cả ca🐼 sĩ, khách mời đều cười, hát vang câu ca quen thuộc: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng". 20 năm nhạc sĩ đi xa nhưng tư tưởng, triết lý sống ông gửi gắm vẫn hiện hữu qua các tác phẩm, như nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn nói: "Anh không chỉ là tấm gương tro🧜ng sáng tác nghệ thuật mà còn là hình mẫu trong cuộc sống đời thường, về sự sẻ chia và yêu thương. Điều đó đáng quý lắm".
Nhật Thu (Ảnh: Quỳnh Trần)