Độc giả gửi câu hỏi về cách tiết kiệm điện mùa nóng tại đây |
Nghỉ hè cộng thêm thời tiết nắn๊g nóng khiến 2 đứa trẻ nhà chị My (học lớp 4 và 8) chỉ ở nhà bật điều hòa cả ngày, không đi ra ngoài. Chị Trà My không muốn các con sử dụng điều hòa quá nhiều, do lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe, và cũng tiếc tiền điện.
"Chiều tôi đi làm về, bước chân vào nhà thấy lạnh. Sờ chꩵân🍨 tay các con cũng lạnh buốt nên tôi yêu cầu tắt điều hòa, mở cửa để không khí tự nhiên vào nhà", chị My kể.
Mẹ hai con cho biết mình không khắt khe trong việc dùng điều hòa nhưng năm nào v๊ào thời điểm này con chị cũng viêm họng hoặc bị sốt, chị nghĩ do dùng điều hòa quá nhiều. Ngoài ra, việc thanh toán tiền điện vào mùa hè cũng làm chị thêm củng cố thêm quyết tâm🌃 "thắt lưng buộc bụng".
Song chồng chị Trà My lại có quan điểm khác vợ. Theo anh điều hòa là phương tiện giảm nhiệt trong những ngày thời tiết nắng nóng. Trẻ c🎀on có thân nhiệt cao hơn người lớn, không bật điều hòa sẽ không chịu nổi nhiệt độ cao,ꦅ quấy khóc thậm chí còn nổi rôm sảy. Nếu dùng điều hòa đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Quan điểm trái chiều khiến nhà chị Trà My như rơi vào "cuộc chiến" điều hòa. Cứ hễ bố bật điều hòa cho các con thì mẹ lại tìm cách tắt. Đỉnh điểm của mâu thuẫn khi chị tắt điều hòa, người chồng đã dắt các con ra trung tâm thương mại cho 🦩mát. Gia đình rơi vào chiến tranh lạnh.
Chị Tường Vy (Vĩnh Phúc) cũng có suy nghĩ cho con dùng điều hòa "thả phanh" vì sợ nắng nóng các con không chịu nổi. "Tôi thường bật điều hòa cho con vào buổi trưa, từ 13h đến 15h và vào buổi tối để các bé nghỉ ngơi cho thoải mái", chị Vy chia sẻ. Thậm chí có những hôm nào nắng nóng đỉnh điღểm, nhiệt độ lên gần 🧸40 độ C, chị bật điều hòa cho con cả ngày từ sáng đến tối.
Cho con dùng điều hòa thoải mái nên khi gửi con về quê nghỉ hè với ông bà, chị cũng liên tục phải dặn bà mở điều hòa cho cháu mát. "Mẹ tôi tính hay tiết kiệm nên không chịu dùng điều 🐬hòa. Vợ chồng tôi lắp điều hòa cho bố mẹ sử dụng mấy năm nay nhưng cứ phải nhắc ông bà mới chịu bật", chị Vy kể. Có những hôm giữa trưa, chị đang đi làm cũng phải gọi điện về để bảo ông bà bật lên cho mát.
Bố mẹ chị Tường Vy không dùng điều hòa do sợ tốn điện, cho rằng nhà ở quê đã có nhiều𝓰 cây xanh, mát mẻ nên không cần dùng điều hòa. Quan điểm của ông bà là ngày xưa không có điều hòa vẫn sống thoải mái qua mùa hè, bật điều hòa còn thêm ốm, cảm lạnh.
Nói về tâm lý "ngại" cho con sử dụng điều hòa, Phó giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội lý giải, điều này đến từ nhận định chủ quan🌜 dựa trên kinh nghiệm của người lớn. Nhiều người trưởng thành tự tin với những trải nghiệm, kiến thức của mình nên áp đặt điều này lên con cái hoặc người khác. Ông Nam ví dụ, ông bà là những người ở thế hệ trước, không quen sử dụng điều hòa hoặc dùng điều hòa không đúng cách, để chế độ quá lạnh hoặc quá khô gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sau đó lại "đổ lỗi" ✤cho điều hòa. Hoặc ở một số gia đình, người phụ nữ có tâm lý sợ tốn tiền điện, muốn tiết kiệm điện nên có phản ứng không thoải mái với việc dùng điều hòa.
Tiến sĩ Tâm lý Trần Thành Nam đưa ra lời khuyên điều hòa chỉ là một công cụ làm mát, các gia đình🔯 cần tìm hiểu sử dụng điều hòa đúng cách, để nhiệt độ phù hợp, ꦚgiữ các con không chạy từ phòng lạnh ra ngoài để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Đồng thuận với ông Nam, bác sĩ Nguyễn Văn Vinh, nguyên bá﷽c sĩ khoa hồi sức cấp cứu Nhi Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khẳng định "dùng điều hòa dễ bị ốm" là một hiểu lầm.
Bác sĩ Vinh lý giải, các bệnh hô hấp trẻ hay mắc như viêm họng, viêm mũi, viêm đường hô hấp, viêm phế quản,... là do siêu vi lây từ người này qua người khác. Điều hòa không thể "sản sinh" ra siêu vi bởi siêu vi sống ký sinh trên một cơ thể ký chủ. Những siêu vi gây bệnh trên người thì chỉ có thể sinh sôi nảy nở trên ký chủ là người, sau đó lây lan từ người qua người bởi: ho, hắt xì hơi, lây qua tay... Nếu rời khỏi cơ thể người, siêu vi sẽ chết sauꩲ một khoảng thời gian do mất nguồn dinh dưỡng.
Thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường mới là nguyên nhân chính khiến cơ thể không thích ứng kịp. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động m𒉰ạnh.
Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương nhu cầu sử dụng điều hoà không khí của nước ta rất lớn. Hàng năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ trên khoảng 2 triệu máy điều hòa. Đáp 💝ứng nhu cầu này, sản lượng sản xuất máy điều hòa không khí tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng kể từ năm 2020, với sản lượng sản xuất hàng năm là 890.000 chiếc, tăng 69,94% mỗi năm.
Hiểu nỗi lo của các bậc phụ huynh, nhiều thương hiệu điều hòa tung ra các sản phẩm có các chế độ khí mềm không gió buốt, phù hợp với trẻ nhỏ như Casper. Ông Trần Văn Câඣn, Trưởng phòng Phát triển sản phẩm Casper Việt Nam cho biết, sản phẩm EcoPrime của công ty vừa ra mắt trong mùa hè này được trang bị tính năng SilkAir và BabyCare phù hợp cho những gia đình có con nhỏ mà lo ngại sử dụng điều hòa thời gian dài gây lạnh buốt.
Theo ông Cân, tính năng khí mềm không gió buốt SilkAir ở EcoPrime được thể hiện qua hàng nghìn lỗ khí Micropores Air siêu nhỏ trên cửa gió. "Trải nghiệm thực tế cho thấy, những lỗ gió này khuếch tán đều khí mát nhẹ nhàng, giúp các thành viên gia đình ngồi dưới điều hòa không bị lạnh buốt. Dòng điều hòa này phù hợp với khu vực thời tiết nắng nóng, mang tới khô𒅌ng khí mát mẻ, êm và tỏa đều nhẹ nhàng khắp không gian phòng, đồng thời tối ưu độ ồn khi máy hoạt động🔯 quanh năm", ông Cân phân tích.
Bên cạnh đó, EcoPrime cũng là dòng điều hòa có chế độ hỗ trợ đặc biệt cho trẻ sơ sinh, trẻ▨ nhỏ với chế độ BabyCare. Cụ thể, khi kích hoạt trên bộ điều khiển, chức năng sẽ giúp cho máy hoạt động êm hơn và tốc độ gió thấp nhất, du🐼y trì nhiệt độ phù hợp cho trẻ nhỏ, dao động khoảng 26 độ C.
Sau thời gian tranh luận với chồng, chị Trà My cuối cùng cũng phải để con dùng điều hòa sau một lần con gái chị nổi mẩn khắp người vì nón𒈔g. Người mẹ quyết định đổi điều hòa có chế độ tiết kiệm điện để giảm bớt chi phí sử dụng. Còn chị Tườ෴ng Vy cũng đã thuyết phục được ông bà thay đổi suy nghĩ "dùng điều hòa dễ ốm" sau nhiều lần trò chuyện, gửi các tài liệu của bác sĩ để ông bà đọc.
Yên Chi