Carroll County sống tại thành phố Kentucky, có các biểu hiện nghiện 🍸nicotine sau gần một năm sử dụng thuốc lá điện tử của hãng Juul. Trong đơn kiện gửi ngày 20/10, gia đình cô bé cáo buộc Juul đã quảng cáo sản phẩm của mình một cách tràn lan, tạo thói quen xấu cho giới trẻ.
Ronald Johnson, luật sư đại diện gia đình Carr🅠oll cho biết: "Hãng Juul đưa ra cam kết rằng sản phẩm của mình an toàn và không gây hại đối với giới trẻ. Nhưng đến nay, hàng triệu trẻ em trên thế giới có biểu hiện nghiện nicotine".
Theo gia đình Carroll, bé gái có các biểu ༒hiện gần giống hen suyễn như ho, khó thở sau một thời gian sử dụng thuốc lá điện tử. Carroll luôn cảm thấy bồn chồn, kém tập trung và cáu gắt nếu không sử dụng sản phẩm của Juul ít nhất một lần trong ngày.
Trong đơn kiện, phía gia đình Carroll cũng chỉ rõ, kể từ năm 2017, mức độ sử d🍃ụng thuốc lá điện tử của học sinh trung học phổ thông đã tăng lên gần 75%, học sinh trung học cơ sở 50%. C💟arroll chính là nạn nhân trong các chiến dịch quảng cáo của Juul.
Gia đình Carroll không phải những người đầu tiên gửi đơn kiện Juul. Trước đó, mẹ của Daniel Wakefield, một thanh niên 18 tuổi, đã đệ đơn kiện vì cho rằng hãng thuốc lá điện tử này là nguyên nhân gây ra cái chết c🤡ủa con bà. Daniel sử dụng thuốc lá điện vào năm 15 tuổi, nhập viện một năm sau đó vì khó thở và viêm phổi. Trong thời gian nằm viện, D♉aniel đã phải dùng đến miếng dán nicotine để cải thiện cơn nghiện của mình.
Juul hiện là một trong những hãng thuốc lá điện tử lớn nhất trên thế giới,💃 doanh thu lên tới một tỷ USD trong năm 2018. Tháng 4, chính phủ Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến việc truyền thông và quảng cáo các sản phẩm của hãng.
Thuốc lá điện ꦍtử đã gây nên cái chết cho 29 thanh thiếu niên tại Mỹ và khiến 1.300 người phải nhập viện. Nhiều trường trung học đã tiến hành lắp đặt các loại máy dò trong phòng tắm hoặc tủ quần áo để kiểm soát việc sử dụng thuốc lá điện tử của học sinh.
Thục Linh (Theo Metro, Business Insider)