Chủ nhật, 24/11/2024
Thứ hai, 20/1/2020, 14:40 (GMT+7)

Gia đình gói 6.000 bánh chưng

Hà NộiCận Tết Canh Tý, bà Nguyễn Th☂ị Hậu, 50 tuổi, ở làng Lỗ Khê, thuê 20 nhân công gói bánh chưng kịp bá🍸n cho khách.

Cũng như nhiều giaℱ đình ở làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh), gia đình bà Nguyễn Thị Hậu rục rịch làm bánh chưng bán cho khách vào dịp Tết. Đây là một trong gần 100 cơ sở làm bánh chưn💃g lớn nhất của làng, với số lượng 6.000 chiếc.

Bánh chư🎶ng Lỗ Khê được biết đến từ năm 2000, khi nhiều người không cònꦛ tự gói, nhu cầu mua bánh của người dân tăng cao khiến nhiều đơn đặt hàng đổ về làng.

Năm nay, bà Hậu thuê 20 người, gồm cả người già và trẻ để làm mọi công đoạn, từ sơ chế nguyên liệu, gói bán🍎h cho đến luộc bánh.

Những người thợ làm liên tục🔥 trong bốn ngày (từ chiều tối 24 đến hết 27 tháng chạp) để kịp giao hàng cho khách.

Theo bà Hậu, ngoài ܫgạo nếp và đậu xanh, chiếc bánh chưng hoàn chỉnh không thể thiếu thịt lợn ba chỉ, nạc vai. Thịt được trộn đều với muối và hạt tiêu, để một🌌 đến hai tiếng cho ngấm.

Thịt lợn đang lên giá nên bánh chưng cũng đắt hơn. Năm ngoái, mỗi ch💯iếc bánh chưng giá 🅺50.000 đồng, năm nay tăng lên 60.000-70.000 đồng tùy theo lượng thịt.

Bà Hậu cho biết, gạo làm bánh phải là nếp trắng, nếp cái hoa vàng của nhà trồng. Đậu xanh h🌼ạt tròn, ngâm nước từ hai đến ba tiếng cho đến khi vỡ đều mới được cho vào làm nhân bánh. Không giống như các nơi khác, nhà bà Hậu không đồ đậu xanh trước mà để sống, trộn với muối.

Nhân bánh gồm đậu xanh và thịt lợn, nguyên liệu ở làng Lỗ Khê được chọn rất cầu kỳ, vì thế bánh có vị đậm đà hơn hẳn so với bánh chưng nơi khác. Mỗi chiếc bánh nặng từ 700 gr đến 1,༒5 kg tùy yêu 🐭cầu của khách.

Những người thợ bà Hậu thuê đều là người trong làng, thuần thục việc làm bánh. Với tiền công𒅌 gói bánh là 3.000 đồng mỗi chiếc, trung bình một thợ có thể kiếm được 600.000 đến 800.000 đồng một ngày.

Sau gói, thợ sẽ nhanh nhẹn xếp bánh vào nồi.

Hiện nay, nhiều gia đình ở Lỗ Khê đã chuyển sang bếp điện để luộc bánh cho nhanh. Khác với nhiều nhà trong làng dùng bếp điện, nhà bà Hậu kết hợp củi với than tổ ong (mỗi bếp một đến hai viên) để luộc ♊bánh.

Bánh chưng luộc trong khoảng 5-6 tiếng kể từ khi nước sôi. “Tôi thức trắng từ hôm qua đến giờ để trông bánh. Phải luôn có mặt🔴 ở bếp tiếp lửa và đổ nước vào n🐽ồi để bánh được chín đều và không bị sống”, anh Thịnh (32 tuổi), được thuê luộc bánh cho biết.

Bánh chưng sau khi luộc chín sẽ được 🀅ép hơi, để nguội ráo nước trước khi giao cho khách.

Với những đơn hàng ở nội thành, để thuận tiện giao cho khách và tiết kiệm chi phí đi lại, bà Hậu thuê cả taxi để chở bánh. Bà cho biết, người mua bánh chưng ở Lỗ Khê chủ yếu là các trung tâm hội nghị, công đཧoàn với những đơn đặt hàng số lượng lớn. Ngoài ra, bánh sẽ được chuyển vào trong miền Nam và các cơ sở nhỏ lẻ ở miền Bắc.

Bánh chưng Lỗ Khê có hai loại, bánh vuông và tròn (giống bánh tét Nam Bộ). Năm ꦉnay thời tiết thuận lợi nên bánh dễ bảo quản, có thể để𓄧 được lâu mà không bị mốc.

Thanh Huế