Vợ của Khet Thi cho biết chồng bị lính vũ trang và cảnh sát đưa đi thẩm vấn hôm 8/5. Khet Thi, 45 tuổi, là người đã viết bài thơ "Họ bắn vào đầu, nhưng không⛄ hiểu được cách mạng nằm trong tim".
"Tôi bị thẩm vấn. Anh ấy cũng thế. Họ bảo anh ấy đang ở trung tâm thẩm tra nhưng anh ấy♒ đã không bao giờ quay lại, chỉ còn cái xác", Chaw Su, vợ của Khet Thi, hôm nay cho biết.
Gia đình họ sống tại Shwebo, thị trấn miền trung đất nước thuộc vù𓃲ng Sagaing, trung tâm phản đối cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.
"Họ gọi cho tôi vào buổi sáng, nhắn đến bệnh viện ở Monywa gặp anh ấy. Tôi cứ nghĩ anh ấy chỉ bị gãy tay hay gì đó. Nhưng khi tới nơi, thi thể anh ấy đã nằm ở nhà xác, nội tạngꦺ bị lấy đi", cô nói trong nước mắt tại nơi cách nhà 100 km.
Bệnh viện cho hay Khet Thi có bệnh tim, nhưng Chaw Su không buồn đọc giấy chứng tử bởi cho rằng đó không phải sự thật. Cô cho hay quân đội định chôn Khet Thi nhưn💞g cô đã xin xác về nhà. Cô không nói làm thế nào để biết chồng bị lấy nội tạ꧙ng.
Phát ngôn viên quân đội Myanmar không tr🐷ả lời yêu cầu bình luận về cái chết của Khet Thi, nhà ꦺthơ thứ ba chết trong các cuộc biểu tình kéo dài hơn ba tháng nay.
Khet Thi là bạn của K Za Win, 39 tuổi, nhà thơ bị bắn chết trong một cuộc b﷽iểu tình ở Monywa hồi đầu tháng 3. Nhiều nhà hoạt động xã hội, văn hóa, nghệ thuật đã bị bắt khi lên t꧅iếng phản đối chính quyền quân sự Myanmar.
Khet Thi từng là kỹ sư trước khi nghỉ việc năm 2012 để tập trung vào thơ ca, kiếm s💦ống bằng nghề làm kem và bánh ngọt.
"Tôi♛ không muốn là anh hùng,ꦏ không muốn là người tử vì đạo, không muốn trở thành kẻ hèn yếu, không muốn thành kẻ ngu ngốc", ông viết vào hai tuần sau cuộc đảo chính. "Tôi không muốn ủng hộ sự bất công. Nếu chỉ còn một phút để sống, tôi muốn giữ lương tâm trong sạch tới phút cuối cùng".
Gần đây, Khet Thi viết một bài thơ nói rằng mình từng là người chơi ghi-ta, thợ làm bánh, n🎃hà thơ, những người không thể cầm súng. Nhưng ông ngꦜụ ý đang thay đổi thái độ.
"Người dân nước tôi đang bị bắn mà tôi chỉ có thể dùng thơ đánh trả", ông viết. "Nhưng khi ಞbiết rằng lên tiếng thꦚôi chưa đủ, ta cần lựa chọn một khẩu súng nữa. Tôi sẽ bắn".
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực. Biểu tình phản đối nổ ra ở nhiều nơi khiến lực lượng an ninh Myanmar phải dùng vũ lực để trấn áp. Nhiều vụ đánh bom xảy ra hàng ngày, các lực lượng dân quân địa phương được thành lập và đối đầu với quân chính phủ trong lúc biểu tình và đình công làm tê liệt nền kinh tế Myanmar.
Một nhóm quan sát địa phương cho biết 776 dân thường thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng aไn ninh Myanmar, 3.778 người khác đang bị giam. Chính quyền quân sự Myanmar bác báo cáo trên, cho biết ít nhất 20 nhân viên an ninh thiệt mạng trong các vụ đụng độ với người biểu tình.
Hồng Hạnh (Theo Reuters)