Mức giá này theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản tăng 12,5% so với cùn⭕g kỳ năm 2019 và cao nhất 9 năm qua. Nguyên nhân là tác động từ yếu tố mùa vụ khi vụ thu hoạch Hè Thu đã gần kết thúc nên nguồn cung bị thu hẹp hơn. Ngoài ra, Covid-19 tái bùng phát khiến nhiều nưꦡớc tăng cường dự trữ.
Hiện gạo 5% tấm Việt Nam tăng từ 470 USD một tấn lên 480-490 USD mộ🌳t tấn. Dự báo giá sẽ tiếp tục tăng trong vài tháng tới cho đến khi có vụ thu🐓 hoạch mới vào khoảng tháng 10.
Trên thế giới, giá gạo tại các quốc gia xuất khẩu lớn ở châu Á cũng đang có ch🧸iều hướng tăng tích cực. Trong đó, gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng cao do ảnh hưởng của lũ lụt và sự lan rộng của Covi♔d-19 khiến hoạt động logistics bị gián đoạn. Tại Thái Lan, giá gạo tiếp tục tăng nhẹ, tuy nhiên, nhu cầu thị trường đối với gạo nước này ở mức thấp do giá không cạnh tranh.
Thống kê của Cục cho thấy, đến 15/♕8, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,3 triệu tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, giảm 0,3% về lượng và 12,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
7 tháng đầu năm 2020, Philippin vẫn đứng đầu về thị trường xuất✅ khẩu gạo của Việt Nam với 35,3% thị phần. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 1,5 triệu tấn và 688,3 triệu USD, tăng 2,7% về khối lượng và tăng 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất gồm Senegal (gấp 🦂19,8 lần), Indonesia (gấp 3,1 lần) và Trung Quốc (tăng 84% ). Ở chiều ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Iraq (giảm 61,2% xuống 90,0 nghìn tấn.
Hồng Châu